Ung thư là bệnh gì?
Ung thư là tình trạng tăng trưởng không kiểm soát các tế bào bất thường (tế bào ung thư), dẫn đến xâm lấn và phá hủy cấu trúc mô bình thường của cơ thể. Theo các nghiên cứu, có hơn 200 loại ung thư khác nhau được báo cáo: ung thư vú, ung thư thận, ung thư âm hộ, ung thư vòm họng, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung, ung thư da…
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư như:
Tuổi. Ung thư có thể cần cả thập kỷ để phát triển. Đó là lý do tại sao nhiều người được chẩn đoán ung thư khi 65 tuổi hoặc hơn. Tuy nhiên, ung thư không phải là bệnh chỉ gặp ở người già, ung thư có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống nhiều rượu, phơi nắng nhiều, béo phì, quan hệ tình dục không an toàn có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Tiền sử gia đình. Mặc dù chỉ một số ít ung thư di truyền nhưng nếu nghi ngờ bạn nên làm kiểm tra gen để ngăn ngừa cho tương lai. Nhưng hãy nhớ rằng mang gen đột biến chưa chắc sẽ bị ung thư.
Tình trạng sức khỏe. Một vài bệnh mạn tính như loét dạ dày tá tràng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày.
Môi trường sống. Những hóa chất độc hại như abestos và benzene trong nhà hoặc công xưởng có thể làm tăng yếu tố nguy cơ của ung thư. Thậm chí hút thuốc lá thụ động (ngửi khói thuốc lá) hoặc sống chung với người hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Biện pháp phòng ngừa ung thư hiệu quả
Phòng ngừa ung thư là các biện pháp tích cực nhằm đề phòng, ngăn chặn và giảm tỷ lệ ung thư. Điều này có thể thực hiện bằng cách tránh các tác nhân sinh ung thư hay thay đổi quá trình chuyển hóa của chúng. Có thể kể đến những thay đổi lối sống và chế độ ăn uống nhằm ngăn ngừa các yếu tố gây ung thư như:
1. Tránh hút thuốc và khói thuốc.
2. Giảm tiêu thụ rượu và thức uống có cồn.
3. Mặc quần áo kín khi ra nắng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp vào buổi trưa, dùng quần áo được thiết kế đặc biệt chịu được ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng.
4. Bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng có thể gây ra ung thư.
5. Vận động và tập thể dục thường xuyên.
6. Hàng ngày dùng nhiều các loại trái cây tươi, rau và salad. Khi khát, ưu tiên dùng nước thường và trà không đường.
7. Tránh thừa cân, béo phì.
Thay đổi một số thói quen ăn uống nên càng hiểu biết về dinh dưỡng liên quan đến ung thư bao nhiêu thì càng giảm nguy cơ ung thư bấy nhiêu. Tuy nhiên, các kiến thức về dự phòng về ung thư không phải chỉ có nghĩa là giảm nguy cơ ung thư, các kiến thức này cần phải đi kèm với việc thay đổi lối sống.
Các công trình nghiên cứu cho biết bữa ăn hàng ngày nên có nhiều rau xanh, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt sẽ làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Khi ăn rau và hoa quả hãy chọn loại có lá xanh hoặc màu vàng. Bởi vì những loại này có nhiều vitamin A hơn loại có màu nhạt. thay đổi bữa ăn toàn bánh mì với cá hộp thịt nạc và rau tươi bằng bữa ăn giàu chất xơ.
Mọi người thường khó thay đổi lối sống, ví dụ như hút thuốc, ngay cả khi đã có những nghiên cứu khẳng định mối liên quan giữa việc hút thuốc và ung thư phổi. Đối với một số người việc thay đổi thói quen là một điều khó khăn và vẫn cần nghiên cứu nhiều hơn để giúp cho họ có một lối sống khỏe mạnh hơn.