BS Nguyễn Quốc Oai - Khoa Đông Y, Bệnh viện Đa khoa Phố Nối, Hưng Yên cho biết, với vị chua, chất xơ và protein có trong quả cóc là một loại trái cây có giá trị về mặt dinh dưỡng cao, có nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt có tác dụng làm đẹp cho chị em. Quả cóc cũng là món ăn quen thuộc của các chị em phụ nữ vì nó rất thơm, có vị chua, giòn khá dễ ăn.
Theo Đông y, công dụng của quả cóc là thanh nhiệt, giải độc, giải khát, kiện tỳ vị. Quả cóc chứa nhiều acid ascorbic, trong 100g thịt cóc có tới 42g acid ascorbic có tác dụng tăng sức đề kháng cho những người bị cảm cúm.
Trong Đông y, vỏ cóc cũng có tác dụng tốt. Cha ông ta từ lâu cũng đã sử dụng vỏ cây cóc làm nguyên liệu trong bài thuốc trị tiêu chảy cho hiệu quả tốt. Đó là lấy vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ đun với nước sắc uống. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
Tác dụng của quả cóc đối với sức khỏe
Trị ho, cảm
Quả cóc rất hiệu quả trong việc chữa trị các cơn ho. Lấy quả cóc ép lấy nước rồi thêm chút muối để uống vài lần trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể đun sôi lá cóc với nước để trị ho. Quả cóc cũng là một giải pháp hiệu quả để trị cảm cúm.
Cải thiện thị lực
Là một nguồn cung cấp vitamin A đáng kể, quả cóc có thể giúp bạn cải thiện thị lực.
Cải thiện tiêu hóa
Quả cóc có hàm lượng chất xơ cao nên nó có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa và cử động ruột. Phần thịt của quả cóc được khuyến nghị cho những người bị táo bón và khó tiêu, trong khi hàm lượng nước trong loại quả này ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Cung cấp protein và chất béo
Quả cóc có chứa chất đạm và chất béo. Mặc dù hàm lượng không nhiều nhưng ít nhất chúng cũng có thể đảm bảo đủ lượng protein và chất béo mà cơ thể đòi hỏi ở mức tối thiểu.
Duy trì tốt hệ thống miễn dịch
Trong trái cây này cũng có chứa lượng vitamin C khá cao, góp phần tạo ra bạch cầu, là loại tế bào duy trì và vận hành hệ miễn dịch. Ngoài ra, nó cũng chứa các chất chống oxy hóa và collagen rất hữu ích để thúc đẩy việc chữa lành vết thương .
Tốt cho người tiểu đường
Quả cóc có hàm lượng đường sucrose tự nhiên nên chắc chắn là loại đường lành mạnh, tốt cho cơ thể. Đó chính là lý do tại sao nó được khuyến khích một ly sinh tố cóc mỗi ngày đối với bệnh nhân tiểu đường.
Kích thích hệ tiêu hóa
Theo đông y, quả cóc với vị chua, giàu chất xơ và protein có nhiều lợi ích sức khỏe. Trong quả cóc có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thành phần thịt quả cóc gồm: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% - 0,8%; lipid 0,3% - 1,8%; cellulose 0,9% - 3,6%; tro 0,4% - 0,7%; acid 0,4% - 0,8%. Nhờ vậy, quả cóc có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn
Thanh nhiệt, giải độc
Cũng theo Đông y, công dụng của quả cóc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải khát, kiện tỳ vị. Quả cóc chứa nhiều acid
ascorbic, trong 100g thịt của quả cóc có tới 42g acid ascorbic có tác dụng tăng sức đề kháng cho những người bị cảm cúm.
Giảm nguy cơ bệnh tim, ung thư
Ít ai biết rằng, quả cóc là trái cây chứa rất nhiều vitamin C. Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
Những lưu ý nhất định cần biết khi khi ăn quả cóc
Tuy quả cóc có giá trị dinh dưỡng cao, các chuyên gia khuyến cáo, với trái cây như cóc có vị chua thường chứa một lượng a-xít rất lớn. Chúng có thể gây nên tình trạng thừa axít trong dạ dày khi ăn quá nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, dẫn tới viêm loét dạ dày, nặng có thể ung thư dạ dày.
Vì thế với những người bị đau dạ dày, tá tràng, viêm loét dạ dày và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cần lưu tâm khi ăn cóc. Không nên ăn cóc thường xuyên. Mỗi lần ăn cũng nên tiết chế không nên ăn quá nhiều cóc một lúc.
Do quả cóc có vị chua chúng ta không nên ăn lúc đói. Ngoài ra với trẻ nhỏ chúng ta cũng nên hạn chế cho ăn loại quả này.
Bên cạnh đó, vitamin C còn hỗ trợ tổng hợp collagen, hấp thụ chất sắt và protein để tạo thành các mô liên kết với nhau, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và chữa lành vết thương của bạn.