Thứ 6, 20/09/2024, 14:51 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

6 cách tự nhiên giúp trẻ giảm ho, sổ mũi tại nhà

6 cách tự nhiên giúp trẻ giảm ho, sổ mũi tại nhà
(Tieudung.vn) - Một số biện pháp tự nhiên dưới đây giúp khắc phục ho đơn giản, an toàn và hiệu quả cho trẻ, cha mẹ có thể tìm hiểu và áp dụng.

Mật ong

Với trẻ trên 1 tuổi thì mật ong kết hợp với nước ấm và chanh có thể đem lại nhiều hiệu quả giảm nhẹ. Vị ngọt tự nhiên của mật ong với công dụng chống nhiễm trùng, ngăn chặn vi khuẩn giúp mật ong trở nên phổ biến hơn khi nhắc tới các biện pháp giảm ho tự nhiên tại nhà.

Tuy nhiên, do có hàm lượng đường cao nên cha mẹ cần lưu ý về liều lượng sử dụng cho trẻ.

6 cách tự nhiên giúp trẻ giảm ho, sổ mũi tại nhà

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Xông hơi

Cho bé tắm xông hơi vào ban đêm để giảm ho cũng là giải pháp hiệu quả. Hãy nhớ đóng cửa phòng tắm lại để hơi nước lan tỏa khắp phòng, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Có thể thêm một vài giọt dầu khuynh diệp hoặc cây xô thơm vào nước tắm để dịu ho nhanh hơn.

Nếu bé cảm thấy lạnh khi tắm xông hơi, mẹ có thể chỉ cần cho con hít hà hơi ẩm của một cốc nước nóng là được.

Nước muối

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Tai-Mũi-Họng (JAMA Otolaryngology), nhỏ nước muối loãng vào mũi có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh bao gồm ho, nghẹt mũi và viêm họng. Nếu mũi của trẻ tắc nghẽn và khó thở, nhỏ mũi vài giọt dung dịch muối sinh lý có thể là phương thuốc giảm ho cho trẻ vào ban đêm. Sau khi sử dụng nước muối, dùng một ống hút sẽ giúp cha mẹ hút chất nhầy từ mũi của trẻ ra ngoài.

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ

Chứng ho của trẻ có thể là do bụi và chất bẩn trong nhà gây ra. Cha mẹ cần biết điều này và nên làm vệ sinh kỹ lưỡng trong khu vực trẻ ngủ. Làm sạch bụi và làm sạch bề mặt các đồ vật để loại bỏ bụi là một biện pháp chữa ho cần thiết cho trẻ. Cha mẹ cũng có thể sử dụng các máy lọc sạch không khí để giúp loại bỏ bụi ngay cả bụi nhỏ PM 2.5 hoặc bất kỳ chất gây dị ứng khác trong phòng của trẻ.

Bù đủ nước và chất lỏng

Khi trẻ bị cảm mạo hay cảm lạnh, hãy tăng dùng lượng chất lỏng để giúp giảm bệnh nhanh. Nước trái cây và sữa đều có ích. Nếu vào mùa lạnh, cho trẻ dùng chất lỏng và nước ấm như súp gà, uống sữa ấm hoặc nước táo ấm. Đối với trẻ sơ sinh không được cai sữa, giúp cung cấp chất lỏng cần thiết. Đối với trẻ nhỏ, chỉ tăng số lần cho ăn, dùng nhiều chất lỏng, đặc biệt là đồ uống ấm, sẽ giúp giảm bớt chất nhờn và dễ tống xuất chất nhờn ra khỏi đường thở.

Kẽm

Giống như vitamin C thì kẽm cũng được đánh giá giúp tăng cường miễn dịch với trẻ bị cảm lạnh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bổ sung kẽm vào ngày đầu tiên khi xuất hiện triệu chứng bệnh sẽ giúp nhanh hồi phục hơn một ngày.

Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về liều lượng kẽm phù hợp với độ tuổi của con bạn do bổ sung kẽm quá liều có thể gây hại.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ho sổ mũi là triệu chứng của nhiều bệnh, nhưng hãy tìm trợ giúp y tế trong các trường hợp sau đây:

-Trẻ ho kéo dài hơn 3 ngày, nhất là ho nhiều về đêm làm trẻ mất ngủ

-Trẻ bắt đầu ho ra đờm chuyển màu

-Trẻ ho, kèm sốt cao trên 38,5 độ C và kém đáp ứng thuốc hạ sốt, đặc biệt nếu trẻ nhỏ hơn 6 tháng

-Trẻ ho và thở khò khè khi thở ra

-Trẻ ho và thở tạo ra âm thanh ồn ào hoặc phát ra âm thanh rít lên khi hít vào, đặc biệt nếu trẻ dưới 03 tháng.

Tags:
4.4 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.24297 sec| 777.695 kb