Tía tô
Theo quan niệm Đông y, tía tô vị cay, tính ấm có tác dụng vào kinh phế; chủ trị khô họng, phát hàn, kích thích tiêu hóa, giải độc trong cơ thể, chữa dị ứng.
Tía tô được dùng ăn kèm, có tác dụng tán hàn, khai thông, bổ phế, giải cảm, chữa bệnh gout. Loại rau này dùng trong các món có tính hàn như gỏi cá, ốc, ếch vì vừa chữa dị ứng vừa kích thích tiêu hóa.
Khi có dấu hiệu bị cảm, bạn có thể sử dụng lá tía tô khô hoặc tươi đun sôi khoảng 3 đến 5 phút và uống hoặc ngâm chân sẽ giúp cơ thể ra mồ hôi. Chiết xuất từ tía tô là kháng sinh tự nhiên.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Mùi tàu
Mùi tàu tạo mùi thơm và không thể thiếu đối với món ăn từ thịt vịt, ngan, nấu phở, canh cá.
Rau mùi tàu còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả, giải độc, kiện tì, thanh nhiệt, tiêu thực. Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, thêm loại rau gia vị này giúp dễ tiêu hóa hơn, giảm mùi hôi tanh trong các món ăn.
Lá lốt
Lá lốt là loại cây mọc phổ biến, thường được sử dụng trong y học dân gian để chữa các chứng bệnh như đau xương khớp, đau bụng do lạnh và các bệnh phụ khoa. Lá lốt có tính ấm, giúp ấm dạ dày, giảm đau nhức và điều trị viêm xoang, chảy nước mũi. Loại rau này còn được sử dụng để hỗ trợ chữa bệnh phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo, đổ mồ hôi tay chân và đau răng. Với các đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, lá lốt là một trong những loại rau thơm rất hữu ích cho sức khỏe.
Rau kinh giới
Dùng ăn sống, làm nộm giúp cân bằng tiêu hóa. Theo Đông y, kinh giới có mùi thơm, vị hơi cay vì có nhiều tinh dầu. Từ xa xưa, người dân trồng rau kinh giới để ăn và làm thuốc.
Cây kinh giới có nhiều chất đạm thực vật, chất xơ, canxi, sắt, natri và vitamin C, có tác dụng giải cảm, dùng cho cả trẻ em.
Rau kinh giới được coi là loại rau chống trầm cảm tốt, kích thích ngủ ngon. Ăn rau kinh giới thường xuyên giúp cơ thể tăng đề kháng vừa ngăn ngừa nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn, làm đẹp da.
Rau diếp cá
Nhiều người không ăn được rau này vì có mùi tanh nhưng ai ăn được sẽ rất thích. Đây là rau có tính mát, nhiều vitamin và khoáng chất dùng trong các món gỏi, sa lát, đồ chiên rán giúp tiêu hóa tốt hơn.
Diếp cá là thảo dược giải nhiệt tốt có tác dụng vào cơ quan tì vị, trị táo bón. Bạn có thể ăn diếp cá hằng ngày hoặc uống nước diếp cá tươi, khô. Những người bị táo bón, lấy diếp cá xay như sinh tố, ép lấy nước cho chút muối vào uống.
Húng quế
Đây là loại rau phổ biến có nhiều tinh dầu, mùi thơm dễ chịu nên được sử dụng bào chế tinh dầu và nước hoa. Húng có vị ngọt, tính ấm dùng tươi hoặc khô.
Húng quế chứa nhiều hợp chất chống viêm và chống oxy hóa như eugenol, linalool và citronellol. Những hợp chất này giúp giảm viêm nhiễm và nguy cơ mắc các bệnh viêm loét dạ dày, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa bằng cách cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Theo các nghiên cứu, tinh dầu húng quế ngọt có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết trong ống nghiệm, giúp phòng ngừa một số loại ung thư. Trong y học cổ truyền, húng quế còn được sử dụng để hỗ trợ giảm huyết áp cao và cải thiện mức cholesterol, giúp duy trì sức khỏe tim mạch.
Các loại rau thơm như rau răm, rau mùi, thì là, húng chanh, lá lốt và húng quế được biết đến với tác dụng hỗ trợ sức khỏe và đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, các tác dụng này chủ yếu mang tính chất bổ trợ và không thể thay thế cho điều trị y khoa hiện đại. Nếu gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc có triệu chứng bất thường, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác, tránh phụ thuộc vào các loại thảo dược dân gian.
Lợi ích từ rau thơm được ghi nhận ở mức độ nghiên cứu sơ bộ, và tác dụng của chúng có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe cá nhân.