Người bị hen suyễn nên nằm nghiêng
Hen suyễn là tình trạng đường hô hấp bị thu hẹp và viêm gây khó thở, ho, thở khò khè. Nhiều bệnh nhân hen suyễn nhận thấy cơn hen suyễn thường xảy ra vào sáng sớm, khiến họ không thể nghỉ ngơi suốt đêm.
Điều này thực chất là do khi cơ thể con người chuẩn bị bước vào giấc ngủ, sức căng của các cơ trơn đường thở tăng lên, dễ gây ra bệnh hen suyễn. Vì vậy, bệnh nhân hen suyễn phải chú ý đến tư thế ngủ của mình.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Ngủ ngửa đầu làm tăng sức cản hô hấp. Ngược lại, ngủ nghiêng có thể làm tăng thông khí hô hấp và giảm cơn hen suyễn. Bạn cũng có thể nâng tựa đầu lên 20cm và áp dụng tư thế ngủ nửa ngả. Bên cạnh đó, để có giấc ngủ ngon, không bị khó thở dẫn đến tỉnh giấc giữa đêm, người bị hen suyễn nên giảm tối đa các chất có thể gây dị ứng trong phòng ngủ như mùi hương nhân tạo, lông động vật, bụi bặm. Ga trải giường cần giặt 1-2 lần một tuần để loại bỏ mạt bụi và chất gây kích ứng, cân nhắc chuyển sang chất liệu bông tự nhiên thay vì polyester tổng hợp. Mỗi người hạn chế sử dụng quạt tốc độ cao, nếu dùng điều hòa nên chỉnh nhiệt độ phòng ngủ cao hơn bình thường vì không khí lạnh là tác nhân gây khó thở ở người mắc hen suyễn.
Tất nhiên, những tư thế ngủ này không phải là tuyệt đối và cần được cân nhắc dựa trên thể trạng của mỗi người.
Thoái hóa đốt sống cổ nên nằm ngửa và mặt hướng lên trên
Việc duy trì tư thế nằm ngủ đúng có thể giúp người thoái hóa đốt sống cổ giảm thiểu rõ rệt tình trạng đau nhức, đồng thời giúp giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn và khiến tinh thần bệnh nhân thoải mái nhất. Từ đó, quá trình phục hồi và điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng diễn ra nhanh chóng hơn.
Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ khi ngủ nên tuân theo độ cong tự nhiên của đốt sống cổ và thắt lưng, ngủ nằm ngửa, đảm bảo đầu, vai và lưng được hỗ trợ. Với những bệnh nhân này, không chỉ tư thế ngủ quan trọng mà việc lựa chọn chiếc gối cũng là ưu tiên hàng đầu.
Nếu gối quá cao có thể liên tục kéo căng các mô cơ phía sau cột sống cổ khi ngủ, gối quá thấp, nó sẽ làm căng các đĩa đệm và dây chằng của cột sống cổ khi lật người. Gối quá mềm sẽ không nâng đỡ được cột sống cổ, gối quá cứng không chỉ gây khó chịu khi ngủ mà các cơ cột sống cổ cũng không được thư giãn.
Loét dạ dày nên nằm nghiêng bên trái
Loét dạ dày thường dễ nhận thấy nhất 1 giờ sau bữa ăn và các triệu chứng sẽ trở nên rõ ràng hơn 2 giờ sau đó. Khi loét dạ dày tấn công, người bệnh sẽ cảm thấy chướng bụng rõ rệt, buồn nôn, trào ngược axit, nôn mửa, ợ nóng và các cảm giác khó chịu khác.
Hơn nữa, nếu loét dạ dày không được điều trị đúng cách trong thời gian dài có thể chuyển thành ung thư dạ dày.
Người bị loét dạ dày phải tích cực điều trị và chú ý đến chế độ ăn uống. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý khi ngủ, đừng ngủ nghiêng bên phải mà hãy thử ngủ nghiêng bên trái.
Khi nằm nghiêng người về bên trái sẽ giúp cho quá trình chất thải được vận chuyển từ ruột non đi vào ruột già diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Từ đó, bạn có thể hạn chế được những rối loạn đối với hệ tiêu hóa. Tư thế này cũng sẽ giúp bạn ngăn chặn được khả năng acid dạ dày bị đẩy ngược lên trên vùng thực quản. Ngoài ra, khi nằm ngủ như vậy cũng sẽ giúp bạn giảm hiện tượng ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ. Nhờ đó, bạn sẽ có một giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Nếu bạn ngủ nghiêng về bên phải sẽ dễ xảy ra hiện tượng trào ngược dạ dày, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn khiến các vấn đề về dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh tim mạch vành nên nằm nghiêng bên phải
Bệnh tim mạch vành là bệnh do động mạch vành bị tắc nghẽn, trường hợp nặng người bệnh có thể bị thiếu máu cơ tim, thiếu oxy. Để hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch vành bạn thể kiểm soát thông qua chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt nhằm trì hoãn quá trình tắc nghẽn mạch máu.
Bệnh nhân mắc bệnh này phải chú ý nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Nếu không ngủ đủ giấc có thể dễ dàng làm tăng thêm gánh nặng cho trái tim bạn.
Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành nên ngủ nghiêng về bên phải, đầu cao và chân thấp. Ưu điểm lớn nhất của tư thế ngủ này là không gây chèn ép lên tim, đồng thời có thể thư giãn các cơ trên toàn cơ thể, đảm bảo nhịp thở êm ái và ngăn ngừa cơn đau thắt ngực ở mức độ lớn nhất.