Thịt lợn có hai loại nạc và mỡ. Trong đó, thịt mỡ chứa nhiều chất béo trong khi lượng protein lại rất ít. Nếu ăn quá nhiều loại thịt này sẽ dẫn đến chứng béo phì hoặc máu nhiễm mỡ.
Phần lớn protein đều tập trung trong thịt nạc. Ngoài ra, thịt nạc còn chứa nhiều hemoglobin, có tác dụng chống thiếu máu. Cơ thể sẽ dễ hấp thụ Hemoglobin trong thịt hơn là Hemoglobin trong thực vật. Bởi vậy, thịt nạc có tác dụng bổ sắt hiệu quả hơn rau.
Đặc tính của thịt lợn là mô xơ của thịt lợn mềm và có chứa mỡ nên thịt lợn sẽ dễ tiêu hóa hơn thịt bò. Các chuyên gia cho rằng, ăn thịt nạc thường xuyên sẽ có hiệu quả trong việc giảm ho và việc chữa trị táo bón.
Đậu tương
Đậu tương và thịt lợn không nên nấu chung vì trong đậu có tới 60-80% là phốt pho. Nguyên tố này rất thích hợp khi kết hợp với protein trong trứng, tuy nhiên nếu kết hợp với các thực phẩm như thịt lợn, thịt cá thì hàm lượng phốt pho trong đậu tương sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Ngoài ra, sự kết hợp giữa đậu tương và thịt nạc, cá cũng làm cho các chất như canxi, sắt, kẽm,.. khó được hấp thụ đầy đủ vào cơ thể.
Gan dê
Theo Đông y, thịt lợn có tính nóng trong khi gan dê lại có tính hàn lạnh. Nếu nấu chung hai thứ này với nhau sẽ gây trướng đầy bụng, khó chịu và đau. Trẻ em càng không thích ngửi mùi vị này, nên tốt nhất không nên chế biến cùng hay ăn cùng trong một bữa ăn.
Ngoài ra vì gan dê có mùi hơi khó chịu nên khi xào với thịt lợn sẽ khiến mùi vị món ăn càng kém hấp dẫn người dùng.
Thịt lợn với gừng
Thịt lợn thuộc thủy, gừng sống thuộc hỏa, khi ăn vào, thủy hỏa tương khắc sẽ sinh ra chứng phong thấp, sẽ nổi lên các nốt đen ở mặt.