Sau Bình Dương là Nam Định với điểm trung bình 6,90, An Giang là 6,84... Top 10 tỉnh, thành phố điểm cao nhất cả nước năm nay thêm Lâm Đồng 6,63, thay thế vị trí của Cần Thơ. Còn lại các địa phương khác vẫn giữ nguyên so với năm 2019 và 2020 (chỉ thay đổi số thứ tự).
Ảnh minh họa. Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Sau khi có điểm, mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, thí sinh sẽ được Hội đồng thi thông báo kết quả phúc khảo.
Xếp thứ 3 cả nước là Ninh Bình với 6,903; Xếp vị trí thứ 4 là An Giang với 6,869.
Các địa phương còn lại trong top 10 có điểm trung bình tốt nghiệp cao nhất là Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bạc Liêu, Vĩnh Long, TP.HCM và Phú Thọ.
TP Hồ Chí Minh năm nay xếp thứ 9, tụt một bậc so với năm 2020.
Trong khi đó Hà Nội xếp thứ 25, tụt 2 bậc so với năm ngoái.
Về số điểm 10 trong bài thi các môn, theo Dân Trí, môn Giáo dục công dân có 18.680 bài thi đạt điểm 10. Trong khi đó, năm 2020 có 4.163 thí sinh đạt điểm 10 môn Giáo dục công dân, điểm năm nay cao hơn 4,5 lần.
Môn tiếng Anh năm nay cũng cao đột biến, theo thống kê có 4.582 bài thi đạt điểm 10, cao gấp khoảng 18 lần năm 2020 chỉ có 225 bài thi đạt điểm 10.
Tiếp đến là môn Sinh với 582 bài thi điểm 10. Môn Hóa có 149 bài thi đạt điểm 10. Môn Toán có 52 bài thi đạt điểm 10. Môn Vật lý có 14 bài thi đạt điểm 10. Môn Địa lý có 227 bài thi đạt điểm 10. Môn Lịch sử có 266 bài thi đạt điểm 10. Môn Ngữ Văn có 3 bài thi đạt điểm 10.
Theo quy định của bộ GD&ĐT, các thí sinh có quyền thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2021. Mỗi một thí sinh sẽ được 3 lần điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng trong thời gian quy định.
Các thí sinh phúc khảo các bài thi/môn thi sẽ điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sau khi có kết quả phúc khảo thi tốt nghiệp THPT;
Thí sinh điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu, sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để thực hiện việc điều chỉnh.