Thứ 6, 22/11/2024, 19:57 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Những lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng ông Công ông Táo

Những lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng ông Công ông Táo
(Tieudung.vn) - Dưới đây là những lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng ông Công ông Táo, hãy tìm hiểu ngay.

Theo truyền thống, ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ tiễn ông Công ông Táo về trời. Trong ngày này, Táo Quân sẽ lên thiên đình mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế nên còn được gọi là ngày Tết ông Công. Được biết, Táo Quân gồm 3 người 2 táo ông và 1 táo bà, cứ đến 23 tháng Chạp âm lịch, các Táo sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu trông năm của từng người trong gia đình. Vì thế, trong ngày này, các gia đình đều làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất trọng thể.

Người Việt Nam thường làm lễ tiễn ông Công, ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, do đó mâm cỗ thắp hương cũng được chuẩn bị hết sức cẩn thận và kỳ công.

Lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.

Mô tả ảnh
 

Mâm cỗ mặn

Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường thấy nhất bao gồm:

- 1 đĩa gạo

- 1 đĩa muối

- 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng

- 1 con cá chép rán hoặc cá chép sống

- 1 bát canh mọc hoặc canh măng

- 1 đĩa xào thập cẩm

- 1 đĩa giò

- 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng

- 1 đĩa chè kho

- 1 đĩa hoa quả

- 1 ấm trà sen

- 3 chén rượu

- 1 quả bưởi

- 1 quả cau, lá trầu

- 1 lọ hoa đào nhỏ

- 1 lọ hoa cúc

- 1 tập giấy tiền, vàng mã

Trong mâm cỗ cúng ông Táo nhất định không thể thiếu cá chép. Người ta còn cúng cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý "cá chép hóa rồng" đưa các Táo về trời. Ngày nay, để đơn giản, nhiều gia đình cúng cá chép giấy, sau đó hóa cùng với đồ vàng mã.

Theo tục xưa, đối với những gia đình có trẻ nhỏ, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

Theo các chuyên gia phong thủy, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là nơi để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.

Khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có nơi lưu giữ phong tục vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Tags:
5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.87785 sec| 788.938 kb