Đậu tương mọc mầm
Theo nghiên cứu của Học viện Dinh dưỡng và Khoa học Thực phẩm thuộc Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, đậu tương là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhưng bên trong lại chứa một số chất gây trở ngại cho quá trình hấp thu của cơ thể.
Tuy nhiên, sau khi nảy mầm, đại đa số những chất này sẽ bị phân giải, đồng thời hàm lượng chất dinh dưỡng còn tăng lên đáng kể.
Dùng đậu tương mọc mầm làm sữa đậu nành hoặc xào cùng nấm hương đều là những lựa chọn ẩm thực vừa bổ dưỡng lại vừa ngon miệng. Cần phải lưu ý rằng đậu tương mọc mầm trong thời gian càng ngắn, dài ra chưa tới nửa centimet là tốt nhất để ăn.
Bí đỏ: bài trừ kim loại nặng và thuốc trừ sâu trong cơ thể người
Bí đỏ rất có lợi trong việc phòng chống bệnh cao huyết áp, sỏi mật, tiểu đường và một số bệnh biến về gan, thận, giúp các bệnh nhân có chức năng gan thận kém tăng khả năng tái sinh tế bào. Trong bí đỏ có chứa nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình tổng hợp insulin. Bí đỏ còn có tác dụng tiêu diệt các chất gây ung thư và các chất gây oxy hóa.
Trái bơ
Một nghiên cứu đã chứng minh bơ giàu chất béo lành mạnh, giúp giảm 22% lượng cholesterol. Một trái bơ chứa hơn 50% nhu cầu chất xơ và 40% nhu cầu folate hàng ngày của cơ thể, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Thêm bơ vào sa-lát có thể tăng 3-5 lần khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng như beta-carotene,… so với sa-lát không thêm bơ.
Mầm đậu Hà Lan
Trong số các loại mầm đậu, mầm đậu Hà Lan được đánh giá rất cao về giá trị dinh dưỡng và công dụng đối với sức khỏe.
Mầm đậu Hà Lan có chứa hàm lượng carotene lên tới 2700mg/ 100gr. Trong khi đó, những loại trái cây, rau dưa mà chúng ta thường ăn chỉ có lượng carotene là 100mg/100gr.
Không chỉ vậy, loại mầm này còn rất dễ chế biến. Chúng ta có thể dùng mầm đậu Hà Lan để làm rau trộn, xào hay xào trứng cũng đều rất ngon miệng.