Thứ 7, 04/01/2025, 16:15 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Vì sao tháng 12 âm lịch được gọi là tháng Chạp, 'tháng củ mật'?

Vì sao tháng 12 âm lịch được gọi là tháng Chạp, 'tháng củ mật'?
(Tieudung.vn) - Tháng 12 Âm lịch là tháng cuối cùng của năm còn được gọi là tháng Chạp (hay tháng củ mật), là tháng chuẩn bị kết thúc một năm cũ để bước sang một chu kỳ mới, một khởi đầu mới.

Vì sao tháng Chạp được gọi là 'tháng củ mật'?

Tháng củ mật là một cách gọi khác của tháng Chạp, tháng cuối cùng trong năm Âm lịch. Trên thực tế, "củ mật" không phải là loại củ nào cả. Đây là từ Hán Việt, trong đó "củ" có nghĩa xem xét, kiểm soát, như người xưa hay gọi là "củ soát". Còn "mật" nghĩa là kín, khít, nghĩa là cẩn mật, không để lộ, để thất thoát.

"Củ mật", hiểu đơn giản nghĩa là kiểm soát cẩn thận, hai từ này kết hợp với nhau được hiểu là là kiểm soát cẩn thận, để chỉ sự trông coi, bảo vệ cẩn thận tài sản. Tháng Chạp được gọi là 'tháng củ mật' vì đây là thời điểm mà mọi người cần nâng cao cảnh giác để bảo vệ tài sản và sức khỏe của mình.

Vì sao tháng 12 âm lịch được gọi là tháng Chạp, 'tháng củ mật'?

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Ngày xưa, đây là tháng rất dễ mất trộm, bởi mọi người bận rộn, mệt mỏi nên dễ lơ là. Tháng cuối năm cũng là tháng thu hoạch, ai buôn bán cũng thu tiền về, ai có tiền cho vay cũng đòi về, rồi mua bán sắm sửa mọi thứ đón Tết. Trong khi đó, bọn đạo tặc cũng tăng cường hoạt động để kiếm tiền tiêu ai không giữ gìn cẩn mật sẽ dễ trở thành nạn nhân của chúng.

Một yếu tố cần "củ mật" nữa chính là cẩn thận củi lửa. Tháng cuối năm tiệc tùng cỗ bàn nhiều, rồi say sưa lơ là, rất dễ sơ sểnh gây ra hỏa hoạn. hanh khô cũng góp phần khiến các đám cháy dễ bùng lên, nhà cửa của cải ra tro thế là mất Tết.

Với người hiện đại, tháng 12 Âm lịch là thời điểm tất bật nhất trong năm. Người dân chuẩn bị cho cái Tết cổ truyền - một dịp lễ lớn nhất, quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam. Đây là thời điểm mà mọi người dồn dập hoàn thành công việc còn dang dở, thu xếp tài chính, sắm sửa đồ đạc để chuẩn bị đón Tết. Sự bận rộn và tấp nập này đòi hỏi mọi người phải hết sức cẩn thận, tránh những sai sót không đáng có.

Khi càng gần Tết, các hoạt động giao thương, mua bán càng gia tăng. Sự đông đúc, vội vàng và cả sự sơ suất có thể dẫn đến các rủi ro về mất mát tài sản, hỏa hoạn hay các tệ nạn như trộm cắp. Do đó, việc "củ mật" nghĩa là xem xét, trông chừng cẩn thận tài sản, nhà cửa trở thành một nhu cầu cấp thiết.

Vì sao tháng 12 Âm lịch được gọi là tháng Chạp?

Từ "chạp" có nguồn gốc từ chữ Hán "lạp", và thường được hiểu là gắn liền với khái niệm lễ lạp. Chữ "lạp" (臘) trong tiếng Hán có nghĩa là bữa tiệc cuối năm - lễ tất niên hay lễ hội tạ ơn cuối năm, nó cũng có nghĩa là lễ tế thần vào tháng cuối năm âm lịch. Theo lễ nhà Chu (Trung Quốc), lễ tế tất niên gọi là “đại lạp”.

Tháng 12 Âm lịch là thời điểm mà người xưa tổ chức những lễ hội để cảm tạ tổ tiên, thần linh đã bảo vệ và phù hộ họ trong suốt một năm. Vì thế, tháng này còn được gọi là tháng "lạp" - lạp nguyệt.

Ngoài ra, chữ “lạp” trong tiếng Hán cũng có nghĩa là thịt cá muối hong khô. Tháng cuối năm là thời gian người ta tích trữ các loại để đối phó với mùa đông rét mướt, và cũng để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Trong đó, thịt cá là loại thực phẩm quý giá, quan trọng.

Trong lịch sử văn hóa nông nghiệp, tháng Chạp là thời điểm mà người dân hoàn tất công việc đồng áng trong năm cũ và chuẩn bị cho những nghi lễ linh thiêng đón chào năm mới.

Tháng Chạp đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong năm, khi mọi người gấp rút hoàn thành những công việc cuối cùng, thanh toán nợ nần, dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Đây là thời điểm để người dân chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất, sắm sửa quần áo mới và trang hoàng nhà cửa, tất cả nhằm chào đón một năm mới an khang, thịnh vượng.

Tháng Chạp có vai trò quan trọng trong tinh thần và văn hóa của người Việt. Đây là lúc sum họp gia đình, tưởng nhớ ông bà tổ tiên và cũng là thời điểm phù hợp nhất để thực hiện những nghi thức tâm linh quan trọng. Những lễ cúng diễn ra trong tháng này, như lễ cúng mùng 1 tháng Chạp, cúng Rằm tháng Chạp, cúng tất niên hay cúng ông Công ông Táo, thể hiện lòng biết ơn và mong ước một năm mới bình an, đầy đủ.

Tags:
3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Pháp luật

Cảnh giác thủ đoạn đánh cắp thông tin thẻ khi rút tiền ở máy ATM dịp cuối năm
(Tieudung.vn) Chi hội Thẻ Ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) vừa có văn bản gửi các ngân...
 
TP Hồ Chí Minh: Xác minh thông tin bác sĩ
(Tieudung.vn) Một nam bác sĩ tại phòng khám ở quận 10, TP Hồ Chí Minh bị "tố" khám chữa bệnh...
 
Công ty Dịch vụ công ích quận 7 cho thuê đất công sai quy định, thu bất chính gần 6 tỷ đồng
(Tieudung.vn) Cho thuê khu đất tại địa chỉ số 8 đường Đào Trí, quận 7 (TP Hồ Chí Minh)...

Muôn màu

Lịch âm 4/1 chính xác nhất, lịch vạn niên ngày 4/1/2025: Việc nên và không nên làm?
(Tieudung.vn) Xem lịch âm hôm nay 4/1/2025? Lịch vạn niên 4/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu, việc nên...
 
Tử vi ngày 4/1/2025 của 12 cung hoàng đạo: Sư Tử cần đề cao cảnh giác
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ bảy ngày 4/1/2025 của 12 cung hoàng đạo, Sư Tử cũng cần...
 
Tử vi ngày 3/1/2025 của 12 cung hoàng đạo: Cự Giải nên lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 3/1/2025 của 12 cung hoàng đạo, Cự Giải đối với...

Du lịch - Ẩm thực

Những món ăn truyền thống mang lại may mắn, tài lộc cho năm mới
(Tieudung.vn) Ngày đầu tiên của một năm mới luôn là ngày đặc biệt, sau đây là những món ăn...
 
Phở bò Việt Nam lọt top 100 món ăn ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Chuyên trang ẩm thực Taste Atlas nổi tiếng thế giới vừa công bố danh sách 100 món ăn...
 
Đà Nẵng lọt top 8 điểm đáng ghé thăm ở châu Á năm 2025
(Tieudung.vn) Tạp chí Time Out vừa công bố 8 điểm lý tưởng để ghé thăm tại châu Á năm...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.78751 sec| 872.133 kb