Thứ 3, 26/11/2024, 15:28 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tìm giải pháp để trường Đại học ngoài công lập phát triển bền vững

Tìm giải pháp để trường Đại học ngoài công lập phát triển bền vững
(Tieudung.vn) - Các trường Đại học ngoài công lập (ĐH NCL) tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng quy mô đào tạo còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Chính Phủ.

Nhằm tìm ra các giải pháp có tính chất then chốt để việc phát triển hệ thống giáo dục ĐH NCL được bền vững, sáng nay (14/4), Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức Hội nghị các trường Đại học ngoài công lập. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì với sự tham gia của 60 trường trong cả nước.

 Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Các trường ngoài công lập chưa phải nhiều, nhưng đặt ra rất nhiều vấn đề số lượng, chất lượng. Trong thực tế, các trường ĐH NCL đã hoạt động như thế nào đóng góp được gì để nhìn thực sự đúng vai trò đóng góp của các trường NCL. Thời gian tới, các trường ĐH NCL phát triển bền vững thì cần những gì, từ cơ chế chính sách đến các điều kiện đảm bảo chất lượng, tổ chức hoạt động, vận hành, tất cả phải được đánh giá hết sức khách quan.”

Mô tả ảnh
Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị

Những vấn đề của trường ĐH NCL không phải là mới, nhưng với trách nhiệm của Bộ thì sẽ giải quyết. Đâu là những vấn đề thuộc nội bộ các trường thì các trường cần chủ động giải quyết để tránh tình trạng không rõ tránh nhiệm. Mục đích là để các trường NCL phát triển mạnh, bền vững. Cần nhìn thẳng, thật và cởi mở tiến tới không phân biệt trường công và trường tư, tạo môi trường giáo dục toàn diện, ông Nhạ cho biết thêm.

Hiện tại đến cuối năm 2016 đã có 60 trường ĐH NCL chiếm tỷ lệ khoàng 25% số trường đại học với quy mô đào tạo trình độ đại học khoảng 232.367 sinh viên, chiếm tỷ lệ khoảng 13% sinh viên đại học trong cả nước. Trong khi đó, mục tiêu của Chính Phủ đặt ra đến cuối năm 2020 có 40% sinh viên học trong các trường ĐH NCL. Về vấn đề này, Bộ trưởng cho biết, chỉ còn 3 năm nữa để hoàn thành mục tiêu thì rất khó, chính vì vậy các trường cùng nhau tìm giải pháp để thúc đẩy số học sinh vào công lập tăng lên.

Tại hội nghị, Bà Phạm Thị Huyền, đại diện Nhóm chuyên gia nghiên cứu các trường ĐH NCL đã kết quả nghiên cứu sau khi khảo sát trực tiếp tại 59/60 trường. Qua phân tích số liệu thống kê, khảo sát cho thấy, bên cạnh những điểm sáng về phát triển còn một số trường ĐH NCL “tụt hậu” so với mặt bằng chung của các trường.

Về đội ngũ giảng viên, theo số liệu kê khai năm 2016, tổng số giảng viên của trường ĐH NCL là trên 20.500 giảng viên, trong đó, 71% là giảng viên hữu cơ, số còn lại là giảng viên thỉnh giảng. Tỷ lệ giảng viên có học hàm giáo sư và phó giáo sư chiếm khoảng 5% tổng số giảng viên của hệ thống các trường ĐH NCL. Như vậy,  vẫn còn một tỷ lệ lớn giảng viên các trường ĐH NCL có trình độ cử nhân. Điều này cho thấy việc tuân thủ quy định của Luật GDĐH chưa nghiêm. Bên cạnh đó, điểm yếu cơ bản của đội ngũ giảng viên là chưa thực sự năng động và sáng tạo trong việc khai thác các quan hệ với đối tác và doanh nghiệp. Đây cũng là tồn tại chung của hệ thống GDĐH.

Học phí là nguồn thu chủ yếu của các trường, chiếm trên 61,17% tổng thu. Chi chủ yếu cho các hoạt động thường xuyên của nhà trường như trả lương cho cán bộ nhân viên, chi phí điện nước, duy trì bảo dưỡng cơ sở vật chất đã chiếm tới hơn 59%. Điều này cũng phản ánh một thực tế là hoạt động của các trường ĐH NCL chủ yếu dựa vào hoạt động đào tạo. Vấn đề cũng hàm chứa rủi ro về tài chính trong bối cảnh việc tuyển sinh gặp nhiều khó khăn.

Nguồn lực tài chính của các trường ĐH NCL còn hạn chế. Trong 43 trường cung cấp số liệu thu tài chính năm 2016, có 33 trường hoạt động có lãi, tổng nộp ngân sách nhà nước đạt hơn 1.000 tỉ đồng. Tỷ lệ tổng lợi nhuận trên tổng chi của các trường ĐH NCL đạt 143%.

Công tác tuyển sinh gặp khó khăn tại tất cả các hệ đào tạo một phần do cơ chế, chính sách tuyển sinh, một phần do địa điểm xây dựng trường ở một số địa phương và một phần do uy tín và các điều kiện học tập của trường chưa đủ hấp dẫn để thu hút người học dẫn đến việc không tuyển đủ sinh viên về số lượng và chất lượng làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính, đào tạo và NCKH.

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo vẫn còn nặng về lý thuyết, chưa cập nhật kịp với xu thế phát triển của thế giới và chưa đáp ứng được nhu cầu của lao động. Tỷ lệ lý thuyết - thực hành trong chương trình đào tạo chưa phản ánh đúng tính chất đào tạo ứng dụng của các trường ĐH NCL.

Những vấn đề về cơ sở vật chất, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế,…của các trường ĐH NCL cũng còn gặp nhiều khó khăn. 

Tags:
4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Mạo danh cán bộ ngân hàng tuyển dụng người nhân viên để lừa đảo
(Tieudung.vn) Công an TP Hà Nội thông tin, thời gian qua, địa phương có hiện tượng lừa đảo qua...
 
Cẩn trọng với lời mời cho vay lãi suất thấp qua tin nhắn
(Tieudung.vn) Gần đây, các thủ đoạn lừa đảo tài chính trực tuyến đang gia tăng, đặc biệt là hình...
 
Một viên chức ở Bình Dương xin phép xây nhà cho người ở...khi xây lại
(Tieudung.vn) Tháng 10/2020, HĐND tỉnh Bình Dương đã ban hành Nghị quyết về quy định xây nhà nuôi chim...

Muôn màu

Tử vi ngày 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Bảo Bình hãy chú ý nghỉ ngơi
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Bảo Bình hãy chú...
 
Lễ hội Hoa hướng dương
(Tieudung.vn) Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách...
 
Tử vi ngày 25/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Song Ngư có cơ hội để gia tăng thu nhập
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ hai ngày 25/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Song Ngư sẽ có...

Du lịch - Ẩm thực

Cơm tấm, bánh bèo, bánh chưng nằm trong top 76 món ăn từ gạo ngon nhất Đông Nam Á
(Tieudung.vn) Chuyên trang ẩm thực TasteAtlas vừa công bố danh sách 76 món ăn ngon nhất Đông Nam Á...
 
Việt Nam tiếp tục được vinh danh là
(Tieudung.vn) Việt Nam vừa được Tổ chức Giải thưởng Golf thế giới (World Golf Awards) lần thứ 11 vinh...
 
Phở bò Việt Nam lọt top 20 món súp ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.48757 sec| 872.023 kb