1.Tăng cường ngoại ngữ
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ TP HCM (Hutech) cho biết: “Trước đây, trong suy nghĩ của nhiều người, sự phân biệt giữa trường công lập và ngoài công lập là khá lớn. Tuy nhiên, hiện nay thí sinh và phụ huynh không còn bận tâm quá nhiều đến hình thức hoạt động của một ngôi trường mà thay vào đó, họ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng đào tạo và môi trường học tập: trường đào tạo có tốt không, có tính ứng dụng thực tiễn, phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập hay không….”
Chính những yếu tố đó đòi hỏi các trường ĐH NCL phải có những chương trình đột phá, đổi mới trong giảng dạy để thu hút thí sinh. Theo tiến sĩ Quốc Anh, để thu hút thí sinh, yếu tố đầu tiên mà nhà trường quan tâm là chú trọng đầu tư, liên tục cập nhật chương trình đào tạo theo hướng thực tiễn, xây dựng mô hình đại học ứng dụng, đào tạo kỹ năng thực hành cho sinh viên. Đồng thời, trường tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị máy móc hiện đại.
Chất lượng đào tạo của trường là một trong những yếu tố được sinh viên quan tâm |
Không dừng lại ở đó, mà các trường ĐH NCL còn trau dồi khả năng ngoại ngữ cho sinh viên. Đại diện trường Đại học Kinh tế Tài Chính (UEF) cho biết, trường định hướng đào tạo theo chương trình song ngữ, hơn 50% thời lượng học bằng tiếng Anh, tăng cường kết hợp gắn thực tập thực tế,trang bị kỹ năng mềm và kỹ năng nghề... đây là một trong những công cụ mà nhà trường chú trọng để sinh viên ra trường có một thế cạnh tranh nhất định.
Còn tại Hutech, tất cả sinh viên trong trường đều bắt buộc học tiếng Anh song song với việc học kiến thức chuyên ngành. Ngoài ra, trường còn mở các khóa học luyện nói tiếng Anh chuẩn với những giảng viên bản xứ giàu kinh nghiệm.
2.Sinh viên tiếp xúc với doanh nghiệp
Mô hình “đưa sinh viên đến với doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp đến với sinh viên” là mô hình rất đáng chú ý của Đại học Kinh tế Tài chính (UEF).. Với hướng đào tạo đó, hiện sinh viên UEF có khá nhiều bạn thành công với nhiều vị trí cao như giám đốc, trưởng phòng...làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Còn tại Hutech, ngôi trường này đã xây dựng Trung tâm Hợp tác doanh nghiệp với vai trò cầu nối hữu ích giữa sinh viên với doanh nghiệp. Hàng năm, trường phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các “Học kỳ doanh nghiệp” hay các “Ngày hội việc làm” để mang đến cơ hội thực tập tích lũy kinh nghiệm cũng như những cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên.
3. Đảm bảo mức học phí
Trường ngoài công lập đều phải tự chủ về tài chính, nên khi thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường này đều khó tránh khỏi cảm giác lo ngại về việc tăng học phí của những năm sau. Chính vì vậy, sự lo ngại về học phí của sinh viên khiến việc học đại học trở nên khó khăn hơn. Theo đó, đối với mỗi trường đều phải có những chính sách, quy định học phí phù hợp để thí sinh cân nhắc, an tâm lựa chọn.
Các trường cần cam kết đảm bảo cho sinh viên được thụ hưởng môi trường, chất lượng học tập tương xứng với mức học phí mình bỏ ra. Như tại Hutech, trường này thực hiện chính sách học phí rõ ràng, minh bạch: công bố thông báo mức học phí cụ thể đầu năm học và mức chênh lệch hàng năm (không vượt quá 7%/năm) để sinh viên, phụ huynh có thể dễ dàng ước lượng học phí toàn khóa và chủ động sắp xếp kế hoạch tài chínhh
Riêng những sinh viên còn khó khăn về tài chính thì Nhà trường hỗ trợ gia hạn học phí, giới thiệu việc làm bán thời gian cho những bạn có nhu cầu có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống và trải nghiệm môi trường thực tế.
Hutech có chính sách học bổng khuyến học đa dạng với nhiều hình thức học bổng như học bổng “Hutech tài năng”, học bổng “Hutech vượt khó”, học bổng “Thủ khoa đầu vào Hutech”... Đây không chỉ là giải pháp hỗ trợ tài chính, mà còn khích lệ sự phấn đấu không ngừng của sinh viên trong quá trình học tập và hoàn thiện bản thân.
Còn tại UEF, học phí luôn được công bố vào đầu mỗi năm học và phụ huynh cũng được nắm rất rõ về mức học phí thông qua kênh tư vấn của trường.
Để giảm đi nỗi lo học phí, UEF đưa ra nhiều chính sách học bổng dành cho sinh viên sẽ và đang theo học tại trường bằng nhiều loại học bồng như Học bổng tuyển sinh, Học bổng tài năng, Học bổng đoàn hội, Học bổng của doanh nghiệp...
Cuối năm 2016, cả nước có 60 trường Đại học Ngoài công lập (ĐH NCL), chiếm tỷ lệ 25,5% số trường ĐH với quy mô đào tạo trình độ đại học là 232.367 sinh viên, chiếm tỷ lệ 13,16% sinh viên Đại học trong cả nước. Mặc dù có sự phát triển nhanh về số lượng, tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cho rằng các trường ĐH NCL đang gặp nhiều khó khăn cả về cơ chế chính sách của Nhà nước, công tác tuyển sinh… Trong khi các trường ĐH NCL có tuổi đời còn non trẻ, nguồn lực hạn chế với một bên là các trường ĐH công lập có bề dày lịch sử, đã và đang được Nhà nước hỗ trợ nhiều nguồn lực về đất đai, tài chính, trang thiết bị và nguồn lực con người… |