Thứ 6, 04/10/2024, 19:08 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Thí điểm đưa ứng dụng phần mềm vào kết nối và quản lý xe hợp đồng dưới 9 chỗ: Mất nhiều hơn được

Thí điểm đưa ứng dụng phần mềm vào kết nối và quản lý xe hợp đồng dưới 9 chỗ: Mất nhiều hơn được
(Tieudung.vn) - Về chương trình thí điểm đưa ứng dụng phần mềm vào kết nối và quản lý xe hợp đồng dưới 9 chỗ, sau hai năm thí điểm, đến giờ này các cơ quan quản lý vẫn chưa thống nhất được định danh (hay là tên gọi) của loại hình kinh doanh này, để từ đó đưa ra các chính sách quản lý phù hợp. Đây là thất bại lớn nhất của chương trình thí điểm.

Thất bại của chương trình thí điểm

Đó là quan điểm của Hiệp hội taxi 3 miền Hà Nội – Đà Nẵng – TP Hồ Chí Minh, nêu ra tại Hội nghị Tổng kết 2 năm triển khai thực hiện thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách do Bộ GTVT tổ chức.
Theo Hiệp hội taxi 3 miền Hà Nội – Đà Nẵng – TP Hồ Chí Minh, về định danh loại hình kinh doanh, hiện nay tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Đông Nam Á như: Singapore; Indonesia; Philippines; Thái Lan..., đều coi loại hình kinh doanh như Uber, Grab là kinh doanh Taxi.

Tương tự, quan điểm của cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Công thương, Cục quản lý cạnh tranh cũng đánh giá đây là loại hình kinh doanh như taxi. Đồng thời, các Sở GTVT tại các địa phương thí điểm (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,...) đánh giá đây là loại hình kinh doanh như taxi. Kể cả đối với các Hợp tác xã, đơn vị vận tải, lái xe là “Đối tác” của Uber, Grab, đều coi đây là kinh doanh taxi.

Riêng chỉ có Bộ GTVT, đến giờ này vẫn coi đây là kinh doanh “Xe hợp đồng”, mặc dù Uber có phương pháp tính tiền cũng giống như taxi và Bộ GTVT cũng thừa đã nhận việc này. Đây có thể nói là một quan điểm duy ý chí của Bộ GTVT. Chính vì việc không rõ ràng về định danh loại hình kinh doanh đã tạo ra rất nhiều những bất cập trong chính sách quản lý từ đó chương trình thí điểm đã gây ra rất nhiều những hệ lụy cho vận tải và cho .

Bộ GTVT hiện đang coi Uber, Grab là các công ty cung cấp dịch vụ phần mềm. Chính vì vậy, trong suốt thời gian vừa qua Grab đã không kê khai doanh thu mà Grab thu được như dịch vụ vận tải với thuế suất VAT 10%, mà lại kê khai là phí sử dụng phần mềm kết nối - không phải chịu thuế VAT, gây ra thất thoát rất lớn cho ngân sách nhà nước. Vấn đề này đã được Hiệp hội Taxi 3 miền đã có văn bản gửi Tổng cục Thuế và các quan quan hữu quan đề nghị kiểm tra đối với các doanh nghiệp này.

Theo Bộ Công thương, cả Uber Việt Nam và GrabTaxi Việt Nam đều đang sử dụng phần mềm để kết nối vận tải, điều hành hoạt động vận tải, định đoạt giá thành vận tải, tuyển dụng lái xe, xử phạt lái xe, thu 100% tiền kinh doanh từ hoạt động vận tải, chi trả lại 75-80% cho lái xe, quyết định các chính sách , thưởng, khuyến mại liên quan đến dịch vụ vận tải, mà không hề có hoạt động nào liên quan đến dịch vụ phần mềm và sản phẩm phần mềm như quy định tại Nghị định 71/2007/NĐ-CP. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của Grab, Uber phải được coi là dịch vụ hỗ trợ vận tải (chịu thuế suất VAT 10%), chứ không phải là kinh doanh dịch vụ phần mềm đơn thuần như quan điểm của Bộ GTVT.

Mô tả ảnh
Taxi công nghệ liệu là hoạt động vận tải hay là dịch vụ công nghệ?

Tính thượng tôn pháp luật bị vị phạm nghiêm trọng

Theo Hiệp hội taxi 3 miền Hà Nội – Đà Nẵng – TP Hồ Chí Minh, mặc dù là mô hình kinh doanh đang trong giai đoạn thí điểm nhưng các đơn vị tham gia thí điểm là Uber Việt Nam, GrabTaxi cùng các đối tác của họ đã liên tục vi phạm các quy định của Pháp luật Việt Nam, coi thường cơ quan quản lý là Bộ GTVT. 

Cụ thể, đối với Grab, mặc dù có lệnh dừng “Hỏa tốc” của Bộ GTVT, nhưng ngày 9/5/2017, Grab vẫn tiến hành khai trương dịch vụ đi chung xe GrabShare tại TP.HCM. Ngày 22/6/2017, Bộ GTVT tiếp tục có thêm Công văn “Hỏa tốc” thứ hai số 6781/BGTVT-VT, gửi GrabTaxi và Uber Việt Nam, yêu cầu không áp dụng dịch vụ đi chung xe đối với xe hợp đồng. Nhưng Grab vẫn ngang nhiên thực hiện và cho đến thời điểm này, dịch vụ GrabShare vẫn đang hoạt động.

Trong Kế hoạch thí điểm theo Quyết định 24/QĐ-BGTVT, Grab chỉ được thí điểm tại 5 thành phố là: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa. Nhưng hiện nay thì Grab đang hoạt động ở các địa phương khác như: Huế, Đồng Nai, Vũng Tàu mà chưa được sự cho phép của bộ GTVT và UBND các tỉnh, thành trên. 

Hiệp hội taxi TP.HCM cũng vừa có kiến nghị gửi Bộ GTVT trong khi chưa có Nghị định mới thay thế Nghị định 86, sau khi hết thời gian thí điểm không nên tiếp tục gia hạn thí điểm. 

Vì vậy, theo Hiệp hội taxi 3 miền Hà Nội – Đà Nẵng – TP Hồ Chí Minh, với những vi phạm trên, GrabTaxi đã quá coi thường pháp luật của Việt Nam và coi thường chỉ đạo của Bộ GTVT, điều này gây nên sự bất bình đẳng với các doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành luật pháp, đồng thời tạo nên tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp khác.

Còn đối với Uber Việt Nam hoạt động tại Hà Nội từ năm 2014 nhưng đến ngày 5/4/2017, Bộ GTVT mới ra Văn bản số 3613/BGTVT-VT về việc thống nhất thực hiện Đề án thí điểm của Uber Việt Nam. Như vậy, 3 năm liền Uber hoạt động bất hợp pháp tại Hà Nội và TP.HCM.

Riêng tại Đà Nẵng, UBND Thành phố chưa đồng ý cho Uber, Grab được hoạt động, nhưng Uber và Grab vẫn ngang nhiên quảng cáo rầm rộ, tuyển dụng lái xe. Mặc dù thành phố Đà Nẵng đã có nhiều văn bản yêu cầu Uber, Grab dừng quảng cáo, dừng hoạt động, nhưng thực tế hiện nay đã có vài nghìn xe Uber vẫn ngang nhiên hoạt động trái phép tại Đà Nẵng.

Trên toàn quốc hiện có hàng nghìn doanh nghiệp; Hợp tác xã đang hoạt động dưới dạng “Đối tác” của Grab, Uber. Do Đề án thí điểm không có các quy định cụ thể, chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng các HTX này vi phạm tràn lan các quy định về kinh doanh vận tải như: Sử dụng phương tiện không có phù hiệu hoặc phù hiệu giả để kinh doanh; lái xe không đủ điều kiện kinh doanh theo quy định; hoạt động trái phép, gây ra nhiều bất bình đẳng tại các sân bay…

Lượng xe tăng mất kiểm soát, đóng thuế nhỏ giọt

Tại Hà Nội, theo số liệu của Sở GTVT Hà Nội tại công tác thí điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội đến tháng 9/2017, tổng số phương tiện 14.495 xe (trong đó, Uber 2.282 xe và Grab là 11.116 xe). Tại TP.HCM, theo số liệu của Sở GTVT TP.HCM, tính đến hết tháng 8/2017, tổng số phương tiện là 28.355 xe (trong đó, Grab là 15.653 xe; Uber chưa được phê duyệt thí điểm, nhưng số lượng khoảng 10.000xe). Như vậy, theo số liệu của các địa phương thì tính đến tháng 9/2017, tổng số phương tiện tại Hà Nội và TP.HCM là 42.850 xe.

Còn theo số liệu của Bộ GTVT, tổng số phương tiện tham gia thí điểm là 29.810, tuy nhiên số liệu này lại do Uber và Grab cung cấp.
Theo số liệu Hiệp hội taxi 3 miền, đến tháng 10/2017, tổng số phương tiện của cả Uber và Grab trên cả nước là gần 80.000 xe (trong đó, Grab là 48.913 xe; Uber xấp xỉ 30.000 xe).

Theo số liệu Hiệp hội taxi 3 miền, có rất nhiều số liệu khác nhau cho việc thống kê số lượng phương tiện thí điểm, chứng tỏ rằng các cơ quan quản lý không biết được số lượng phương tiện. Điều này vi phạm nghiêm trọng yêu cầu quản lý chặt chẽ của Thủ tướng.

Bên cạnh đó, theo số liệu Hiệp hội taxi 3 miền, hiện số lượng phương tiện của Uber và Grab đã lên đến gần 80.000 xe (gấp 2,7 lần số lượng taxi của Hà Nội và TP.HCM), nhưng số nộp ngân sách của cả Uber và Grab trong suốt gầm 4 năm (từ 2014 đến tháng 10-2017) chỉ là 285 tỷ đồng, tương đương số nộp của taxi Vinasun trong 9 tháng năm 2017 (Vinasun nộp 258 tỷ đồng trong 9 tháng), và chỉ bằng 1/5 số nộp của Vinasun nếu tính từ năm 2014. Trong khi số lượng xe của Vinasun là hơn 5.000 xe (bằng 1/15 số lượng xe của Uber và Grab). Khiến ngân sách nhà nước thất thu ngân sách lên đến hàng nghìn tỷ đồng, gây ra sự bất bình rất lớn cho các doanh nghiệp taxi chính thống cũng như dư luận xã hội… 

Theo Hiệp hội taxi TP.HCM, từ năm 2014, khi hoạt động của Grab và Uber Việt Nam, với hình thức hoạt động như taxi phát triển rầm rộ trên địa bàn thành phố đến nay, toàn bộ thị trường taxi của thành phố bị đảo lộn, hoạt động các các doanh nghiệp taxi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đến nay, đã có 4 công ty taxi giải thể hoặc sát nhập, số đầu xe taxi giảm hiện chỉ còn khoảng hơn 8.900 xe, giảm hơn 3.000 xe so với năm 2010. Mặt khác, số lượng xe chạy hợp đồng điện tử trong 2 năm qua tăng nhanh và hiện đã hơn 28.000 xe, đa số tập hợp vào mô hình kinh tế Hợp tác xã xe chạy hợp đồng. Trong đó, một số HTX có số lượng xe rất lớn 4.000-6.000 xe, đa số xe là xe hợp đồng điện tử 9 chỗ trở xuống chạy cho Grab và Uber. Đây là kết quả 2 mặt trái ngược của vận tải hành khách bằng taxi và vận tải hành khách bằng hợp đồng điện tử được thí điểm theo quyết định số 24/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT.

Với sự bất bình đẳng trên, Hiệp hội Taxi 3 miền đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo các địa phương dừng ngay việc gia tăng các phương tiện tham gia thí điểm, hiện số lượng xe tham gia thí điểm hiện đã vượt quá mức quy hoạch vận tải của địa phương. Bộ GTVT phải có văn bản chỉ đạo các địa phương được toàn quyền đưa ra các giải pháp giảm tải phương tiện tham gia thí điểm, kể cả việc thu hồi lại phù hiệu của các xe thí điểm đã vượt quá quy hoạch.

Đề nghị Bộ GTVT yêu cầu các doanh nghiệp này dừng ngay các hoạt động trái phép, cho lực lượng Thanh tra của Bộ vào kiểm tra các hoạt động trái pháp luật của Uber, Grab. Ban hành các quyết định xử phạt đối với các vi phạm này. 

Hiệp hội taxi 3 miền cũng kiến nghị sửa đổi Nghị định 86/2014/NĐ-CP. Cụ thể, đối với các Hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh vận tải là “Đối tác của Uber, Grab, phải xác định các đơn vị này kinh doanh dịch vụ taxi, có thể đặt tên là “Taxi đặt xe qua mạng (ĐXQM)”. Từ đó, các đơn vị vận tải này phải đáp ứng các điều kiện của kinh doanh taxi. 

Đồng thời, phải xác định các đơn vị này là các Công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận tải chứ không phải là cung ứng dịch vụ phần mềm đơn thuần. 

 

Tags:
5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Bà Trương Mỹ Lan bất ngờ
(Tieudung.vn) Tại phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB, bà...
 
Lừa đảo liên quan đến game trực tuyến
(Tieudung.vn) Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp trò chơi điện tử, việc các vật phẩm...
 
Tham gia đầu tư tiền ảo, người đàn ông bị lừa gần 30 tỷ đồng
(Tieudung.vn) Ngày 28/9, thông tin từ Công an TP Hà Nội cho biết, thời gian qua, lực lượng công...

Muôn màu

Tử vi ngày 5/10/2024 của 12 cung hoàng đạo: Song Tử đừng nên cố chấp
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ bảy ngày 5/10/2024 của 12 cung hoàng đạo, Song Tử đừng cố...
 
Tử vi ngày 4/10/2024 của 12 cung hoàng đạo: Thiên Bình nên tập trung hơn
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 4/10/2024 của 12 cung hoàng đạo, Thiên Bình hãy tập...
 
Văn khấn mùng 1 tháng 9 âm lịch 2024 chuẩn nhất theo truyền thống Việt Nam
(Tieudung.vn) Vào ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng, các gia đình người Việt thường làm lễ cúng gia...

Du lịch - Ẩm thực

6 loại đồ uống buổi sáng giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
(Tieudung.vn) Các loại nước như: nước chanh, trà gừng, nước ép nha đam... là những loại thức uống bạn...
 
Du lịch trang trại:
(Tieudung.vn) Mô hình kinh tế trang trại kết hợp du lịch sinh thái, hay du lịch sinh thái nông...
 
Văn hóa ''Quốc ẩm Việt Trà'' thúc đẩy kinh tế và ngoại giao quốc tế
(Tieudung.vn) Nếu như trong Diễn đàn kinh tế TP Hồ Chí Minh lần thứ 4 năm 2023, Trà đóng...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.68618 sec| 896.039 kb