Chủ nhật , 15/09/2024, 11:33 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tháng cô hồn bắt nguồn từ đâu?

Tháng cô hồn bắt nguồn từ đâu?
(Tieudung.vn) - Tháng cô hồn là tháng 7 âm lịch hằng năm, bắt đầu từ ngày 1/7 âm lịch đến hết ngày 29/7 âm lịch. Năm 2024, tháng cô hồn bắt đầu từ ngày 04/08/2024 dương lịch đến 02/09/2024 dương lịch.

Nguồn gốc và ý nghĩa tháng cô hồn

Tháng cô hồn là tháng 7 âm lịch hằng năm, bắt đầu từ ngày 1/7 âm lịch đến hết ngày 29/7 âm lịch. Quan niệm này có nguồn gốc từ Đạo giáo Trung Quốc, nơi tháng 7 âm lịch được gọi là "Quỷ tiết" hoặc "Thi cô", thời điểm để người dân cầu nguyện và cúng bái.

Dân gian Trung Quốc tin rằng cõi âm do Địa quan Đại đế cai quản. Tháng 7 âm lịch, đặc biệt là ngày rằm, trùng với ngày sinh nhật của Địa quan Đại đế, cửa địa ngục sẽ mở để ma quỷ, vong hồn trở lại trần gian, mang theo tai ương và xui xẻo. Do đó, vào ngày Rằm tháng 7, người dân thường cúng tế ma quỷ, thả đèn trôi sông để chỉ đường cho những linh hồn lang thang.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng nguồn gốc của tháng cô hồn không chỉ đơn thuần từ Trung Quốc. Các nền văn hóa như Ấn Độ, Campuchia và Nhật Bản cũng có niềm tin chung về tháng 7 âm lịch, và những truyền thống này có thể xuất hiện trước cả đạo Phật. Theo một truyền thuyết dân gian, vua Yama (người cai trị địa ngục) mở cổng địa ngục và cho phép một số hồn ma đến tham dự lễ cúng tại thế gian.

Theo YahooLife, tháng cô hồn là sự kết hợp của văn hóa Đạo giáo và Phật giáo. Ở các địa phương với tín ngưỡng khác nhau, người dân có những tập tục và cách thờ cúng khác nhau.

Trong khi quan điểm của Đạo giáo tập trung vào việc an ủi linh hồn lang thang, trong văn hóa Phật giáo, người dân thường tỏ lòng hiếu thảo và tưởng nhớ tổ tiên.

Do đó, tại Việt Nam, người dân thường tổ chức lễ Vu lan báo hiếu cùng với lễ Xá tội vong nhân, hay còn được gọi là lễ thí thực cho chúng sinh (cúng chúng sinh), vào ngày rằm tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên, miền Bắc thường tôn trọng lễ Xá tội vong nhân, trong khi miền Trung và miền Nam lại đặc biệt coi trọng lễ Vu lan báo hiếu với sự kính trọng đối với sinh thành.

Tuy có nhiều cách lý giải khác nhau về nguồn gốc của tháng cô hồn, nhưng tất cả đều mang ý nghĩa nhân văn, đề cao lòng hiếu thảo và việc làm phúc.

Ở Việt Nam, dân gian quan niệm tháng 7 âm lịch là tháng "Địa quan xá tội", khi các vong hồn được phép trở về dương thế. Vì vậy, người ta thường cúng cô hồn và các chùa tổ chức trai đàn chẩn tế cho những linh hồn vất vưởng.

Tháng 7 âm lịch cũng là dịp con cháu đi chùa cầu siêu cho ông bà tổ tiên đã khuất. Phong tục này khuyến khích con người mở rộng lòng từ bi, quan tâm và với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Năm 2024, tháng cô hồn bắt đầu từ ngày 04/08/2024 dương lịch đến 02/09/2024 dương lịch.

Tháng cô hồn bắt nguồn từ đâu?

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Những hoạt động trong tháng cô hồn

Dưới đây là một số hoạt động người Việt thường làm trong tháng 7 Âm lịch:

Lễ cúng cô hồn

Một trong những hoạt động quan trọng và phổ biến nhất trong tháng 7 Âm lịch là lễ cúng cô hồn. Lễ cúng này thường được tổ chức vào ngày 14 hoặc 15 tháng 7 với mục đích cầu mong các linh hồn lang thang được no đủ, không quấy nhiễu gia chủ và mang lại bình an cho gia đình.

Mâm cúng cô hồn có sự khác biệt tùy theo phong tục tập quán của mỗi địa phương, nhưng thường bao gồm các truyền thống, trái cây và các vật dụng như giấy tiền, vàng mã. Một số gia đình còn chuẩn bị thêm cháo trắng, gạo và muối, những món ăn được cho là linh hồn ưa thích. Mâm cúng thường được bày biện trước cổng nhà, ngoài trời hoặc tại các điểm thờ cúng công cộng để mời gọi các linh hồn đến nhận lễ vật.

Thả đèn hoa đăng, phóng sinh

Một phong tục phổ biến khác trong tháng cô hồn là thả đèn hoa đăng và phóng sinh, nhằm cầu nguyện bình an và thể hiện lòng từ bi. Người dân thường thả đèn hoa đăng xuống sông, hồ với mong muốn mang lại ánh sáng và chỉ đường cho các linh hồn về nơi an nghỉ.

Phóng sinh là hành động giải thoát các sinh vật đang bị giam cầm, như cá, chim, rùa, về với môi trường tự nhiên. Đây là một việc làm thể hiện lòng từ bi, hướng thiện trong tháng cô hồn, mang ý nghĩa cầu phúc và giải trừ tai ương.

Thăm mộ và cúng tại chùa

Tháng 7 Âm lịch không chỉ là tháng cô hồn mà còn là dịp để các gia đình sum họp, thể hiện lòng thành kính và tri ân đối với tổ tiên và người đã khuất. Bên cạnh việc viếng mộ, nhiều người còn tìm đến các chùa chiền để tham gia lễ Vu Lan báo hiếu, cầu siêu và hồi hướng công đức cho những linh hồn cô đơn.

Tổ chức từ thiện

Bên cạnh các hoạt động tâm linh, tháng cô hồn còn là dịp để mọi người thể hiện lòng nhân ái và thực hiện những hành động thiện nguyện như quyên góp, giúp đỡ những người nghèo khó hay có hoàn cảnh đặc biệt. Theo quan niệm của Phật giáo, những việc làm này không chỉ thể hiện lòng từ bi mà còn mang lại phúc đức cho người thực hiện.

Tháng cô hồn năm 2024 tại một số quốc gia

Phong tục trong tháng cô hồn năm 2024 không chỉ có tại Việt Nam mà ở những quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia... cũng có nhiều hoạt động khác nhau.

Tại Trung Quốc

Tháng cô hồn tại Trung Quốc có nhiều hoạt động như cúng lễ, đốt tiền vàng cho người đã khuất. Theo truyền thuyết của nước này, ngày 15/7 âm lịch là ngày quan trọng nhất bởi đây là ngày cổng địa ngục mở, các hồn ma sẽ lên dương thế để kiếm cơm và vui chơi. Chính vì vậy, họ chuẩn bị mâm cơm cúng, chuẩn bị tiền, quần áo bằng vàng mã để đốt cho các vong linh cũng như những người thân đã khuất.

Thông quan hoạt động này, người Trung Quốc muốn duy trì phúc đức tổ tiên cũng như mong được phù hộ độ trì. Đồng thời, đây cũng là hoạt động xoa dịu các vong hồn khác để không bị quấy nhiễu.

Bên cạnh đó, hoạt động trong tháng cô hồn ở Trung Quốc không thể thiếu việc đi xem kịch ngoài trời. Các vở kịch phải có nội dung ca ngợi thần linh cũng như đem đến niềm vui cho những hồn ma. Vào những ngày cuối cùng của Tháng cô hồn, người Trung Quốc thường sẽ thả đèn lồng xuống các con sống như một cách để giúp các hồn ma về cõi âm.

Trong tháng cô hồn này, người Trung Quốc cũng có nhiều điều kiêng kỵ như không ra ngoài vào ban đềm, không hát hay huýt sáo...

Tại Nhật Bản

Tháng cô hồn ở Nhật Bản không tính theo âm lịch mà tính theo lịch dương. Theo quan niệm của người nhận Bản theo Phật giáp thì ngày Obon diễn ra trong 3 ngày của tháng 8 dương lịch hằng năm (thường sẽ là từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Tám) sẽ là ngày tổ tiên trở lại trần thế để thăm người thân của họ.

Đây cũng được xem là lễ Vu lan của người Nhật. Trong ngày đầu, người Nhật sẽ đến thăm và trang trí lại các ngôi mộ của người thân với những loại trái cây, bánh và lồng đèn. Ngày thứ 2, họ sửa soạn bàn thờ ở nhà, đặt những vật tưởng niệm về tổ tiên. Người Nhật sẽ cúng những món ăn chay trong ngày này. Ngoài ra, việc tỉa những con vật làm từ dưa chuột hay cà tím cũng được sử dụng để đặt trên bàn thờ, tượng trưng cho việc đón rước linh hồn.

Tại Singapore

Tháng 7 cô hồn tại Singapore cũng diễn ra các hoạt động thắp hương cúng tổ tiên và đốt vàng mã cho người đã khuất. Cũng như người Trung Quốc, họ xem những buổi diễn kịch được tổ chức ở sân khấu ngoài trời. Những hàng ghế đầu thường sẽ để trống cho các hồn ma.

Trong ngày này, người Singapore cũng tránh một số hoạt động như chuyển nhà hay văn phòng vì cho rằng việc làm này sẽ khiến các linh hồn đang trú ngụ nổi giận. Họ cũng tránh giết sâu bộ hay mặc áo đỏ vì cho rằng ma quỷ sẽ bám theo.

Tại Malaysia

Tháng cô hồn tại Malaysia có hoạt động gần giống với người Trung Quốc như dâng cúng các vật phẩm, đốt vàng mã cho tổ tiên, thả đèn tiễn vong linh... Họ thường để các vật cũng lê bên đường vì cho rằng điều này có thể giúp những hồn ma vất vưởng lấy đồ.

Trong những ngày tháng cô hồn, các tín đồ đạo Phật cũng đến những ngôi đền ở Malaysia để cầu nguyện cũng như cầu bình an, bảo hộ cho người dân.

Tại Thái Lan

Tháng cô hồn tại Thái Lan thường tổ chức trong 3 ngày của tháng 6 hàng năm. Ở đây, người Thái có một lễ hội gọi là Ma xó hay còn gọi là Phi Ta Khon. Lễ hội này được tổ chưc tại huyện Dan Sai ở tỉnh Loei, vốn để tôn vinh sự trở lại của Phật - Hoàng tử Vessandorn sau khi ông rời khỏi ngôi làng của mình để bắt đầu một hành trình dài.

Theo quan niệm của những người dân địa phương, do việc mững lễ hội quá lớn nên đã đánh thức các hồn ma. Do vậy những người tham gia lễ hội cần mặc trang phục như ma quỷ và đeo mặt nạ. Ngoài ra, họ còn múa và biểu diễn nhiều động tác chiến đấu với các hồn ma. Đây là một trong những lễ hội đặc sắc thu hút khách du lịch đến địa phương.

Tags:
4.7 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Cảnh báo tình trạng lợi dụng bão số 3 kêu gọi từ thiện để trục lợi
(Tieudung.vn) Thời gian gần đây, lợi dụng ảnh hưởng của bão số 3, trên không gian mạng xuất hiện...
 
Mạo danh Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lừa đảo tuyển dụng
(Tieudung.vn) Gần đây trên mạng xã hội tiếp tục xuất hiện một số trang facebook mạo danh Tập đoàn...
 
Công ty CP cao su Đồng Phú thiếu trách nhiệm để nhiều ha đất bị khai thác trái phép?
(Tieudung.vn) Sau khi ghi nhận nhiều ha đất thuộc quản lý của Công ty CP sao su Đồng Phú...

Muôn màu

Tử vi ngày 15/9/2024 của 12 cung hoàng đạo: Song Ngư sự nghiệp phát triển
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Chủ nhật ngày 15/9/2024 của 12 cung hoàng đạo, Song Ngư sự nghiệp...
 
Kiên Giang: Uống Trà Dr Thanh, một giáo viên trúng 9 triệu đồng tiền mặt
(Tieudung.vn) Thầy Ngô Chí Công (36 tuổi, giáo viên bộ môn Tin học, trường THCS Thị trấn Kiên Lương...
 
Mâm cúng rằm tháng 8 năm 2024 đơn giản và đầy đủ
(Tieudung.vn) Cúng rằm tháng 8 là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Vào ngày này, các...

Du lịch - Ẩm thực

“Vũ trụ Vin” phục vụ 6 triệu lượt khách trong 3 ngày đầu nghỉ lễ 2/9
(Tieudung.vn) Chỉ trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh, các điểm đến du lịch nghỉ dưỡng,...
 
Việt Nam được tôn vinh là Điểm đến hàng đầu châu Á
(Tieudung.vn) Tối ngày 3/9, tại thủ đô Manila, Philippines đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế...
 
TP Hồ Chí Minh đón khảng 980.000 khách du lịch trong dịp Lễ Quốc khánh
(Tieudung.vn) Ngày 3/9, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết, tạm tính trong 4 ngày nghỉ Lễ...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.76062 sec| 897.445 kb