Đảo Nami nằm cách Thủ đô Seoul (Hàn Quốc) 63 km về phía bắc. Gọi là đảo, nhưng nó chỉ như một cồn đất nổi lên giữa dòng sông Hán Giang về phía thượng nguồn. Dòng Hán Giang là dòng sông rất hung dữ, mùa hè nước chảy cuồn cuộn, nhưng mùa đông thì lại biến thành sông băng do băng tuyết. Đảo Nami chỉ được hình thành hoàn chỉnh khi Chính phủ Hàn Quốc cho đắp đập Choengpyeong.
Đảo Nami rộng khoảng 5km2 và cách Thủ đô Seoul 63 km - Ảnh: Naminara. |
Đảo Nami nằm ở thành phố Chuncheon, thuộc tỉnh Gangwon. Đảo Nami được đặt theo tên của vị Tướng quân Nami. Tướng quân Nami có công dẹp loạn vào thế kỷ 13 nhưng đã chết oan vào năm 28 tuổi do bị vu tội mưu phản vua Sejo (vị vua thứ bảy của triều đại Joseon). Đảo Nami có tên đầy đủ là: Nước cộng hòa Nami (나미나라공화국 남이섬). Tên đảo thể hiện mong muốn xây dựng khu du lịch độc lập về văn hoá. Diện tích của đảo Nami chưa đầy 5 km2. Chiều dài của đảo Nami chỉ dài gần 500 mét.
Trước kia, Nami chỉ là hòn đảo nhỏ hoang sơ, nhìn từ xa đảo như chiếc thuyền nằm giữa sông Hán Giang. Người dân ở đây chỉ trồng lạc, trồng rau một vụ trong năm. Vì mùa đông tuyết và băng giá phủ kín không thể trồng được gì.
Năm 1965, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc - ông Min Byeong Do đã mua lại của Chính quyền hòn đảo này. Kể từ đó ông quy hoạch trồng nhiều hàng cây bạch dương, cây thông, cây phong lá đỏ … thẳng tắp tạo cảnh quan thu hút khách du lịch. Cùng với đó, ông xây dựng nhiều khu vui chơi, giải trí, nhà hàng … phục vụ du khách.
Mặc dù vậy, nhưng mỗi năm Nami chỉ thu hút vài nghìn du khách đến tham quan. Mãi đến những năm 1980, hãng phim truyện của Hàn Quốc chọn Nami để làm bối cảnh ghi hình bộ phim “Bản tình ca mùa đông”. Sau đó những năm 1990 bộ phim được trình chiếu ở trong nước. Do bộ phim có sự cuốn hút người xem, đầu những năm 2000, bộ phim được nhiều đài truyền hình các nước mua lại bản quyền và trình chiếu khắp châu Á, thì đảo Nami có sức hút kỳ lạ. Đã rất nhiều người trên các nước châu Á trong đó có người dân bản xứ, ai cũng muốn đến đảo Nami dù một lần.
Những chuyến phà đưa du khách qua thăm đảo Nami |
Đầu mùa đông các hàng cây thẳng tắp lại chuyển từ lá xanh sang đỏ. Do ở phía Bắc nên mùa đông khắc nghiệt các hàng cây rụng hết lá trơ ra thân và cành. Nhưng vào thời điểm này, tại đây có tuyết bay phủ trắng cũng thu hút khách không kém các mùa khác trong năm. Chính những hàng cây không lá, tuyết bay trắng đã làm cho bộ phim “Bản tình ca mùa đông” thêm sinh động và cùng với sự diễn xuất xuất sắc của 2 ngôi sao Hàn Quốc đã gây cảm xúc đặc biệt đối với người xem.
Hiện tại, nơi bối cảnh đóng bộ phim “Bản tình ca mùa đông” vẫn có ảnh của 2 diễn viên nổi tiếng này cùng với hàng cây không lá trong tuyết. Những du khách đến đây không thể không chụp ảnh cùng bối cảnh trong phim kể trên. Sau bộ phim “Bản tình ca mùa đông”, Nami còn đón khá nhiều đoàn làm phim đến đây chọn bối cảnh để đóng phim.
Dù là dân bản xứ, ai cũng muốn đến đảo Nami dù một lần. |
Vẻ đẹp của đảo Nami làm con người ta không thể không siêu lòng, mỗi mùa Nami lại toát lên mỗi vẻ đẹp khác nhau, mùa hè với những hàng cây Ngân hạnh, hàng cây thủy Sam, cây hoa Anh đào đua nhau đâm chồi những đọt lá non xanh mút. Mùa thu thì tràn ngập các màu sắc của những lá cây, với thời tiết se se lạnh và đi giữa những hàng cây lá vàng, đẹp me hồn khó có thể diễn tả được! Rồi vài tháng trôi qua, lại vào mùa đông, với nhiệt độ âm từ 10-15C nhưng Nami với những con đường tuyết rơi đầy và những hàng cây truội lá lại càng thu hút đông khách tới thưởng ngoạn…... Trong cái lạnh buốt đấy, Nami đã nghĩ ra làm những lò sưởi bằng củi thông để tao thêm sự ấm áp và lãng mạn vào mùa đông. Và rồi cũng đến mùa xuân, mùa những hàng cây hoa Anh đào.... Có lẽ Nami không bao giờ làm con người ta có thể quên được dù chỉ ghé qua một lần! Với những chuyến phà đưa đón khách ra vào, dòng song trong mát và những hàng cây, những chiếc xe đạp tình yêu… Đến nay, mỗi năm Nami đón trên 2 triệu lượt khách đến tham quan. Nhiều người đã trở lại tham quan nhiều lần vào nhiều mùa khác nhau để tận hưởng cảnh đẹp 4 mùa nơi đây.
Những hình ảnh tuyệt đẹp và lãng mạn nơi "Bản tình ca mùa đông":
|
. |