Chủ nhật , 27/04/2025, 20:47 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Hộ bán phở, hủ tiếu… vẫn sợ lên doanh nghiệp

Hộ bán phở, hủ tiếu… vẫn sợ lên doanh nghiệp
(Tieudung.vn) - Dùng đòn bẩy kinh tế để thúc đẩy hộ kinh doanh thành doanh nghiệp thay vì dùng mệnh lệnh hành chính.

Mô tả ảnh
 

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, hiện nay có khoảng 4,7 triệu hộ kinh doanh cá thể. Một trong những giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu có một triệu doanh nghiệp (DN) hoạt động năm 2020 là tạo điều kiện, hỗ trợ hộ kinh doanh (phở, hủ tiếu, vàng bạc, tạp hóa…) chuyển đổi lên DN.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi này đang gặp không ít khó khăn.

Lên doanh nghiệp rồi lại xuống

“Hộ kinh doanh không dám lên công ty, không dám phát triển vì sợ thủ tục hành chính liên quan đến thuế. Hơn nữa nếu lên DN thì sẽ tốn rất nhiều chi phí các loại, ví dụ chi phí chi trả cho một số lượng nhân công tương đối lớn”. Ông Lê Văn Nguyên, chủ hộ kinh doanh cá thể tranh thêu tay Xuân Nguyên, phát biểu như trên tại hội thảo về chuyển đổi hộ kinh doanh thành DN, tổ chức ngày 27-6 tại Hà Nội.

Cũng theo ông Nguyên, không phải các hộ kinh doanh không muốn chuyển lên DN mà là quá trình chuyển đổi gặp quá nhiều khó khăn. Thực tế các hộ kinh doanh vẫn mất nhiều thời gian vào việc đối phó với chứng từ phục vụ cho công tác thuế.

“Nói thật với các vị ở đây, hộ kinh doanh cá thể đang tồn tại được là nhờ… sống một mình. Chứ bây giờ đưa lên thành hệ thống như một DN với cơ man nào là kế toán, thuế má, phí… thì chúng tôi vỡ nợ trước khi thành công. Như vậy, sự lựa chọn khôn ngoan trong trường hợp này là không lên DN mặc dù biết rằng khi lên DN thì được tiếp cận vốn nhiều hơn” - ông Nguyên thẳng thắn.

Cùng góc nhìn, ông Đỗ Chiêu, Chủ tịch Hiệp hội Sơn mài Thường Tín, cho rằng các hộ kinh doanh cá thể đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển lên DN. Quá trình ấy còn khó khăn hơn khi ngành thuế đang tận thu.

Mô tả ảnh
66% hộ kinh doanh sợ không tìm được kế toán trưởng nếu được chuyển đổi lên DN. Trong ảnh: Một hộ kinh doanh phở. Ảnh: HTD

“Cứ thấy chỗ nào có xuất hiện kinh doanh là nhân viên thuế đến. Đó là chưa kể cán bộ thuế ở một số nơi có vấn đề. Ví dụ, tôi làm hợp đồng làm ăn với người Nhật thì cán bộ thắc mắc: Anh làm sao lại biết người nước ngoài, làm sao biết được những người này qua mối quan hệ cá nhân?” - ông Chiêu kể.

Dưới góc độ của một người làm chính sách, bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhận xét chính hệ thống thuế, hóa đơn phức tạp khiến các hộ kinh doanh cá thể gặp khó khăn trong việc chuyển đổi. Thậm chí có những DN muốn chuyển xuống thành hộ kinh doanh.

Bà Hằng nhận định: “Tôi chưa thấy nước nào có hệ thống hóa đơn phức tạp như nước mình. Tôi thấy hơi kỳ khi Nhà nước quy định DN nhỏ buộc phải có kế toán bởi nếu thuê thêm kế toán thì họ không đủ chi phí để chi trả”.

Tương tự, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nhìn nhận hộ kinh doanh sợ lớn lên, sợ thành DN một phần là do gánh nặng pháp lý quá lớn.

“Họ sợ tuân thủ một gánh nặng pháp lý cao hơn về thủ tục kiểm toán, kế toán, thủ tục tài chính về thuế, chế độ cho lao động... Hộ kinh doanh cũng lo lắng khi lên DN sẽ phải nộp thuế nhiều hơn, thực hiện nghĩa vụ với người lao động nhiều hơn. Thậm chí có đến 66% hộ kinh doanh lo lắng khó có thể tìm kế toán trưởng nếu như họ được chuyển đổi nên DN. Do đó có những hộ kinh doanh thấy rằng lên DN không có lợi nên không lên” - ông Hiếu phân tích.

Cần một cách tiếp cận khác

Phó Viện trưởng Viện CIEM Phan Đức Hiếu cho rằng nhận thức trong quá trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang DN còn chưa đúng. Hệ quả là dẫn đến sự lúng túng trong quá trình chuyển đổi và kết quả chuyển đổi không như mong muốn. Từ đó lại tiếp tục dẫn đến một số nơi đã dùng thủ tục hành chính để có thể ép buộc chuyển đổi.

“Chúng ta chỉ bàn đến chuyển đổi chứ không bàn đến mục tiêu chúng ta muốn là gì, kết quả muốn thay đổi là gì. Phải đặt lại vấn đề: Mục tiêu quan trọng nhất là thúc đẩy phát huy tối đa mọi nguồn lực đầu tư vào phát triển chứ không phải mục tiêu cuối cùng là chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành DN. Thêm vào đó chúng ta đã thừa nhận hình thức hộ kinh doanh thì họ có quyền kinh doanh không hạn chế về hình thức. Lựa chọn là hộ kinh doanh hay DN là quyền của họ” - ông Hiếu nhấn mạnh.

Phó viện trưởng CIEM cũng cho rằng muốn nguồn lực phát triển thì những rào cản pháp luật phải gỡ bỏ. Bên cạnh đó nên khoanh vùng xem đâu là những hộ có tiềm năng để chuyển đổi rồi từ đó dùng đòn bẩy kinh tế, dùng chính sách khuyến khích chuyển đổi. Như vậy để hộ kinh doanh sau khi chuyển đổi lên DN phát triển bền vững chứ không phải là chết yểu.

Nếu dùng mệnh lệnh hành chính để hạn chế nhiều quyền của họ để họ thấy bức bách và chuyển lên DN thì có thể rơi vào “bẫy”, không khác gì ép trái chín khi còn non.

“Cần tạo động lực tự nhiên cho hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN. Tạo môi trường kinh doanh đơn giản, hợp lý và phù hợp với quy mô và tính chất kinh doanh. Nếu để người kinh doanh thấy có lợi ích họ sẽ tự khắc chuyển đổi. Lúc đấy không cần khuyến khích, không cần nài nỉ, các hộ kinh doanh vẫn tự chuyển đổi thành DN. Đồng thời bỏ quy định phải có bộ máy kế toán riêng, khuyến khích chủ DN có thể tự làm kế toán, giảm thiểu hơn 30 giấy tờ kế toán như hiện nay. Hỗ trợ cụ thể về các thủ tục kế toán, thuế... trong khoảng hai năm đầu mới chuyển thành DN” - ông Hiếu nhấn mạnh.

Hiện nay có khoảng 4,7 triệu hộ kinh doanh cá thể, trong đó có 3,5 triệu hộ kinh doanh được cấp mã số thuế, hai triệu hộ sản xuất nhỏ lẻ.

Tổng cục Thuế đề xuất một số giải pháp như miễn lệ phí môn bài trong thời hạn ba năm đối với DN nhỏ và vừa khi chuyển đổi mô hình kinh doanh. Bên cạnh đó, khi tất cả DN, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì các thủ tục về hóa đơn như hiện nay sẽ được bãi bỏ. Nếu điều này có thể được thực hiện thì nó sẽ góp phần to lớn vào việc khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN.

_______________________________

Cần xác định rõ đối tượng phù hợp, bởi không phải hộ kinh doanh nào cũng muốn chuyển lên DN. Ví dụ, có hộ nói nhà tôi bán phở quy mô nhỏ, mỗi ngày tôi chỉ bán 100 bát phở thôi, bán xong 100 bát phở thì tôi đi ngủ. Như vậy, tôi lên DN để làm gì?

Ông PHAN ĐỨC HIẾU, Phó Viện trưởng Viện CIEM

Tags:
Theo Pháp luật TPHCM
4.4 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Triệt phá đường dây cắt ghép ảnh nhạy cảm để tống tiền cán bộ, doanh nhân
(Tieudung.vn) Ngày 25/4, Bộ Công an thông tin về thủ đoạn lừa đảo cắt ghép hình ảnh, video nhạy...
 
Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 cán bộ liên quan dự án điện mặt trời
(Tieudung.vn) Bộ Công an đề nghị tỉnh Đắk Lắk cung cấp thông tin cá nhân của 38 người là...
 
Tuyên Quang: Thu giữ nhiều bao tải cát, sỏi nghi chứa vàng sa khoáng
(Tieudung.vn) Lực lượng chức năng tỉnh Tuyên Quang vừa phát hiện một số đối tượng khai thác khoáng sản...

Muôn màu

Lịch âm 28/4 chính xác nhất, lịch vạn niên ngày 28/4/2025: Việc nên và không nên làm?
(Tieudung.vn) Xem lịch âm hôm nay 28/4/2025? Lịch vạn niên 28/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu, việc nên...
 
Tử vi ngày 28/4/2025 của 12 cung hoàng đạo: Nhân Mã cần chú ý nghỉ ngơi
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ hai ngày 28/4/2025 của 12 cung hoàng đạo, Nhân Mã hôm nay...
 
Tử vi ngày 27/4/2025 của 12 cung hoàng đạo: Song Tử tài lộc khá tốt
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Chủ nhật ngày 27/4/2025 của 12 cung hoàng đạo, tài lộc khá tốt...

Du lịch - Ẩm thực

Ngự trà hoàng cung
(Tieudung.vn) Hòa chung không khí cả nước hướng về ngày Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống...
 
Gợi ý 11 điểm tham quan, vui chơi lý tưởng ở Hà Nội dịp lễ 30/4 – 1/5
(Tieudung.vn) Nếu còn băn khoăn dịp lễ 30/4 – 1/5 đi chơi đâu, tham quan địa điểm nào ở...
 
Ý nghĩa đặc biệt ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và bạn nên làm gì?
(Tieudung.vn) Ngày 30/4 là mốc lịch sử quan trọng vì đây là khởi đầu cho sự phát triển của...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.88274 sec| 880.164 kb