Thứ 7, 05/10/2024, 04:13 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Hình thành thị trường tín chỉ carbon: Giải bài toán nguồn vốn cho kinh tế xanh ở Việt Nam

Hình thành thị trường tín chỉ carbon: Giải bài toán nguồn vốn cho kinh tế xanh ở Việt Nam
(Tieudung.vn) - Theo các chuyên gia, kinh tế xanh là con đường tất yếu trong sự phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu cấu trúc thị trường tín chỉ carbon không sớm được hình thành, thì không chỉ hạn chế cơ hội tài chính xanh, mà còn có thể làm chậm hành trình Net Zero.

Sáng ngày 6/9, Báo SGGP tổ chức hội thảo "Tài chính xanh và tín chỉ carbon" nhằm tạo diễn đàn thảo luận, đóng góp ý kiến, cùng các nhà quản lý và hoạch định chính sách tìm ra tiếng nói chung cho hành trình xanh của nền kinh tế.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh, các cơ quan tham vấn chính sách, cùng nhiều chuyên gia về tài chính - kinh tế, hơn 150 doanh nghiệp trong các lĩnh vực dệt may, thủy sản, da giày, thép, gỗ, ô-tô, dịch vụ thương mại… và hơn 40 cơ quan báo chí, truyền hình, phát thanh đến dự và đưa tin hội thảo.

Hình thành thị trường tín chỉ carbon: Giải bài toán nguồn vốn cho kinh tế xanh ở Việt Nam

Việc hấp thu được carbon của cây, hay giảm thải carbon so với hạn mức được cơ quan quản lý yêu cầu, hoàn toàn có thể đổi ra những tín chỉ carbon để bán lấy tiền

Sự kết nối hỗ trợ giữa tài chính xanh và thị trường tín chỉ carbon sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh bền vững hơn theo xu thế toàn cầu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà đến cuối năm 2022, các tổ chức tín dụng cho vay xanh trong các ngành dệt may, nông nghiệp sạch, năng lượng tái tạo và vệ sinh môi trường mới chỉ đạt gần 500.000 tỷ đồng, chiếm 4,2% tổng dư nợ kinh tế. Trong khi đó, thị trường giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam mới chỉ đang đang trong quá trình xây dựng, chưa có hệ thống pháp lý cần thiết làm khuôn khổ cho thị trường.

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đóng góp ý những vấn đề còn chưa rõ, những vướng mắc trong doanh nghiệp hướng đến xanh và thị trường tín chỉ carbon... Các cơ quan quản lý cũng sẽ trả lời những thắc mắc hay những kiến nghị của doanh nghiệp.

Kinh tế xanh - xu hướng tất yếu của phát triển bền vững

Phát biểu mở đầu hội thảo, Tổng Biên tập báo SGGP Tăng Hữu Phong cho biết: “Báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển xuất bản tháng 7/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhấn mạnh tính cấp thiết của việc thích ứng với biến đổi khí hậu của Việt Nam. Theo đó cần triển khai nhiều chính sách và đầu tư công - tư để giảm cường độ carbon trong tăng trưởng.

Hình thành thị trường tín chỉ carbon: Giải bài toán nguồn vốn cho kinh tế xanh ở Việt Nam

Tổng Biên tập Báo SGGP Tăng Hữu Phong phát biểu khai mạc hội thảo sáng nay 6/9

WB đã ước tính Việt Nam có thể sẽ cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD cho đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP mỗi năm, trong đó đầu tư vào khả năng phục hồi khoảng 254 tỷ USD và thêm 114 tỷ USD cho hành trình khử carbon theo cam kết với cộng đồng quốc tế. Điều này đồng nghĩa Việt Nam sẽ cần những khoản đầu tư khổng lồ trong gần 30 năm tới, trong khi nguồn lực của nhà nước chỉ đáp ứng một phần nhu cầu tài chính”.

Nhà báo Tăng Hữu Phong nhấn mạnh, ngay từ bây giờ các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách đã tính đến xu hướng xanh hóa cho nền kinh tế, bao gồm nhiều lĩnh vực từ sản xuất đến xuất khẩu, từ dịch vụ đến thương mại, và cả thị trường chứng khoán cũng như buộc phải xanh hóa. Đặc biệt là TP Hồ Chí Minh, địa phương được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước, với cơ hội và thách thức đan xen khi đã được Quốc hội thông qua một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển bằng Nghị quyết 98.

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, TP đang đứng trước các thách thức to lớn về biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, TP cần nắm bắt xu hướng chuyển đổi xanh và thúc đẩy chuyển đổi xanh để tạo không gian mới, năng lực cạnh tranh mới, đóng góp vào kinh tế cả nước. Bởi đây là những vấn đề nội tại nếu không chuyển đổi xanh, nếu không có chính sách cụ thể, lâu dài thì nền kinh tế TP mất đi năng lực cạnh tranh.

Hình thành thị trường tín chỉ carbon: Giải bài toán nguồn vốn cho kinh tế xanh ở Việt Nam

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo

“TP Hồ Chí Minh xác định sứ mệnh là địa phương đi đầu, nhận những nhiệm vụ lớn nhất trong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững, góp phần để thực hiện các cam kết quốc gia trong hợp tác quốc tế. Thời gian qua, TP đánh giá trong định hướng chung, khung pháp lý chung của cả nước về chuyển đổi xanh, phát triển bền vững chưa nhiều. Do đó, TP đã nghiên cứu khung chiến lược chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. Khung chiến lược này sẽ chính thức công bố vào Diễn đàn Kinh tế TP năm 2023 diễn ra trong tháng 9 này” – ông Phan Văn Mãi nói.

Hoàn thiện khung pháp lý để cấu trúc thị trường tín chỉ carbon

Tiếp đó, nhóm nghiên cứu của GS.TS Trần Ngọc Thơ, TS. Hồ Quốc Tuấn, TS. Lê Đạt Chí và Ths Nguyễn Thị Thu Hà, đã có bài phát biểu tổng quan về “Tài chính xanh và thị trường tín chỉ carbon”, cũng như những lợi thế mà TP Hồ Chí Minh có thể triển khai thông qua Nghị quyết 98.

Theo nhóm nghiên cứu, TP Hồ Chí Minh hiện đang phát thải khoảng 38,5 triệu tấn carbon mỗi năm, trong đó ngành sản xuất công nghiệp chịu trách nhiệm cho khoảng 20 triệu tấn và ngành giao thông khoảng 13 triệu tấn. Với Quyết định số 3273/QĐ-UBND, TP đặt mục tiêu giảm phát thải 10% vào 2030 và 30% nếu có thêm sự trợ giúp quốc tế, tương đương với khoảng 4-12 triệu tấn carbon trong vòng 7 năm tới. Có thể nói, đây là một mục tiêu đầy tham vọng.

Phản ứng với mục tiêu này, nhiều doanh nghiệp (DN) đã dần bắt đầu hành động. Không chỉ đẩy nhanh tiến bộ trong việc kiểm kê khí thải, các DN có thể chuyển đổi xanh bằng cách thực hiện một loạt các biện pháp, như thay đổi trong hoạt động kinh doanh để giảm tác động tiêu cực đối với môi trường và tạo ra giá trị bền vững.

Theo của nhóm nghiên cứu, các dự án chuyển đổi xanh có một phủ rộng, bao gồm: sử dụng năng lượng tái tạo, tối ưu hóa hiệu suất năng lượng, thay thế vật liệu xanh hơn, cải tiến quy trình sản xuất, phát triển sản phẩm thân thiện môi trường, thúc đẩy sử dụng công nghệ sạch, tối ưu hóa quản lý chất thải, tích hợp quản lý môi trường vào chiến lược kinh doanh.

Những nỗ lực này không chỉ đáp ứng quy định của Luật Bảo vệ môi trường, chương trình nghị sự của TP, mà còn giúp DN giảm phơi nhiễm với các rủi ro khí hậu, và đón nhận các cơ hội chuyển đổi xanh mang lại. Trong khi chuẩn bị cho việc tham gia thị trường carbon bắt buộc, các DN tiên phong thậm chí tuyên bố những cam kết tham vọng hơn như trung hòa carbon (carbon neutral), hoặc phát thải ròng bằng không (net zero).

Với xu hướng này, số lượng và chất lượng các dự án xanh trong những năm tới sẽ tăng lên đáng kể, đòi hỏi thị trường vốn xanh cần được phát triển với quy mô tương ứng. Để điều hướng dòng vốn đến công cuộc giảm phát thải, việc tăng tiếp cận đến các cơ hội từ trái phiếu xanh, cho vay xanh và thị trường carbon trong nước và quốc tế rất quan trọng.

Hình thành thị trường tín chỉ carbon: Giải bài toán nguồn vốn cho kinh tế xanh ở Việt Nam

TS Hồ Quốc Tuấn, Đại học Bristol, Vương quốc Anh tại hội thảo

TS Hồ Quốc Tuấn, Đại học Bristol, Vương quốc Anh, chia sẻ: "Trước khi về Việt Nam tham dự hội thảo, tôi đã tham dự 2 hội thảo với cùng chủ đề tài chính xanh tại Thụy Sỹ và Singapore. Điều này cho thấy kinh tế đang là xu hướng chung của thế giới".

TS Hồ Quốc Tuấn đưa ra dẫn chứng về mô hình kinh tế xanh của Singapore. Theo Chỉ số Tài chính xanh toàn cầu (Global Green Finance Index), chỉ trong 3 năm, Singapore đã đứng đầu khu vực và xếp thứ 11/86 trung tâm tài chính quốc tế. Từ năm 2019, Ngân hàng trung ương Singapore (MAS) đã ra mắt kế hoạch hành động tài chính xanh, định hướng cho việc phát triển hệ sinh thái tài chính xanh. MAS cũng thành lập Ủy ban Công nghiệp tài chính xanh (GFIT) để xây dựng Singapore thành trung tâm tài chính xanh hàng đầu châu Á, sử dụng tài chính xanh và bền vững như một cách tiếp cận chính để đạt các cam kết giảm phát thải.

Theo Ths Nguyễn Thị Thu Hà, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Nghị quyết 98 có hiệu lực từ ngày 1/8 đã mở ra một số cơ hội cho TP, bao gồm quy chế mới trong quản lý ngân sách nhà nước và thí điểm thị trường carbon. Do vậy, TP cần tận dụng các ưu đãi từ Nghị quyết 98 để dẫn dắt dòng vốn quốc tế vào Việt Nam, thông qua việc thúc đẩy giải pháp cải thiện cấu trúc của thị trường và kết nối thị trường trái phiếu xanh và thị trường carbon tự nguyện trong nước với khu vực. "TP nên coi đây là một nhiệm vụ quan trọng cho một trung tâm tài chính quốc tế thế hệ mới: xanh hóa và số hóa" - Ths Nguyễn Thị Thu Hà nhận định.

3 nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh

"Chiến lược tăng trưởng xanh trong giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050 của Việt Nam tập trung vào 3 nhiệm vụ: giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; xanh hóa sản xuất; xanh hóa lối sống và thúc đẩy bền vững. Đối với TP Hồ Chí Minh với mục tiêu xây dựng thành TP tăng trưởng xanh, vận dụng các quy định tại Nghị quyết 98 của Quốc hội, hoàn toàn có thể xây dựng đề án huy động TPX của chính quyền địa phương, khuyến khích DN phát hành trái phiếu DN xanh phục vụ các mục tiêu, chương trình, dự án xanh đáp ứng đủ các tiêu chí phát triển xanh" - TS Trần Văn - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS).

Tags:
3.8 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Pháp luật

Bà Trương Mỹ Lan bất ngờ
(Tieudung.vn) Tại phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB, bà...
 
Lừa đảo liên quan đến game trực tuyến
(Tieudung.vn) Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp trò chơi điện tử, việc các vật phẩm...
 
Tham gia đầu tư tiền ảo, người đàn ông bị lừa gần 30 tỷ đồng
(Tieudung.vn) Ngày 28/9, thông tin từ Công an TP Hà Nội cho biết, thời gian qua, lực lượng công...

Muôn màu

Tử vi ngày 5/10/2024 của 12 cung hoàng đạo: Song Tử đừng nên cố chấp
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ bảy ngày 5/10/2024 của 12 cung hoàng đạo, Song Tử đừng cố...
 
Tử vi ngày 4/10/2024 của 12 cung hoàng đạo: Thiên Bình nên tập trung hơn
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 4/10/2024 của 12 cung hoàng đạo, Thiên Bình hãy tập...
 
Văn khấn mùng 1 tháng 9 âm lịch 2024 chuẩn nhất theo truyền thống Việt Nam
(Tieudung.vn) Vào ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng, các gia đình người Việt thường làm lễ cúng gia...

Du lịch - Ẩm thực

6 loại đồ uống buổi sáng giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
(Tieudung.vn) Các loại nước như: nước chanh, trà gừng, nước ép nha đam... là những loại thức uống bạn...
 
Du lịch trang trại:
(Tieudung.vn) Mô hình kinh tế trang trại kết hợp du lịch sinh thái, hay du lịch sinh thái nông...
 
Văn hóa ''Quốc ẩm Việt Trà'' thúc đẩy kinh tế và ngoại giao quốc tế
(Tieudung.vn) Nếu như trong Diễn đàn kinh tế TP Hồ Chí Minh lần thứ 4 năm 2023, Trà đóng...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.80957 sec| 907.039 kb