Tết Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) là gì?
Tết Nguyên Tiêu (hay Hội Thượng Nguyên, rằm tháng Giêng) là ngày hội trăng rằm đầu tiên của năm mới, trong đó: “Nguyên” có nghĩa là bắt đầu, đầu tiên; còn “Tiêu” có nghĩa là ban đêm. Chính vì lẽ đó mà Tết Nguyên Tiêu chính là ngày rằm tháng Giêng, có tầm quan trọng và sức ảnh hưởng không thua kém gì Tết cổ truyền.
Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng) có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau này được du nhập văn hóa qua các nước trong khu vực châu Á và được thay đổi sao cho phù hợp với văn hóa của mỗi quốc gia.
Chính vì lẽ đó mà sự tích Tết Nguyên Tiêu có ít nhiều khác biệt chứ không chỉ có một câu chuyện duy nhất.
Cúng rằm tháng Giêng là một trong những lễ quan trọng trong quan niệm của người Việt.
Cúng rằm tháng Giêng vào ngày nào, giờ nào?
Thông thường cúng Rằm tháng Giêng được cúng vào chính rằm, tức là ngày 15 tháng 1 âm lịch. Nhưng theo điều kiện mỗi gia đình thì có thể cúng rằm vào khoảng từ ngày 14 - 15 tháng 1 âm lịch. Thời gian cúng rằm trước 19h ngày 15 tháng 1 âm lịch là được.
Về giờ cúng Rằm tháng Giêng, các gia đình có thể lựa chọn cúng vào giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ (13h-15h) của ngày 15 tháng 1 âm lịch hoặc cúng vào giờ Thìn (7h-9h), giờ Tỵ (9h-11h) Giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h) của ngày 14 tháng 1 âm lịch.
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng 2021 gồm những gì?
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng 2021 hầu như không thể thiếu thịt gà, xôi gấc/bánh chưng. Gà là vật cúng tế linh thiêng nhất, còn xôi gấc có màu đỏ sẽ mang đến may mắn cho gia đình trong năm mới.
Các món ăn khác như giò, chả, rau xào...cũng được dùng cúng gia tiên vào ngày này. Ngoài ra còn có hương, hoa tưởi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu.
Cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên "tùy tiền biện lễ", dựa vào điều kiện kinh tế của gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, chú trọng yếu tố thành tâm, nghiêm túc.
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng 2021 hầu như không thể thiếu thịt gà, xôi gấc/bánh chưng.
Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng 2021
Một mâm lễ mặn cúng rằm tháng Giêng thường bao gồm:
- Năm lạng thịt vai luộc
- Một bát canh măng
- Một đĩa xào thập cẩm
- Một đĩa nem
- Một đĩa rau xào
- Một đĩa giò
- Một đĩa xôi gấc
- Một đĩa hoa quả
Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã; đèn nến; trầu cau; rượu
Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.
Mâm cỗ mặn với đầy đủ các món thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn gia tiên và gửi lời cầu mong một năm mới trọn vẹn, an lành.
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng 2021
Ngoài cỗ mặn, một số gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ chay cúng Phật gồm:
- Hoa quả.
- Chè xôi.
- Các món đậu.
- Canh xào không thêm nhiều hương liệu.
- Bánh trôi nước.
Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của các màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành.
Lưu ý:
Lễ vật cũng gồm hương, hoa, đèn nến, vàng mã, trầu cau, rượu và không được để chung với lễ vật cúng Phật.
Cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy, tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình cũng như phong tục, tập quán mỗi vùng miền mà mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng sẽ khác nhau. Quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính, thành tâm, thể hiện sự biết ơn với ông bà, tổ tiên, Thần linh... và cầu mong cho toàn thể gia đình có một năm mới may mắn, an khang, thịnh vượng.
(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!