Thứ 7, 23/11/2024, 02:40 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Doanh nghiệp, trường học ‘tẩy chay’ thịt lợn trong nước là nhận thức lệch lạc!

Doanh nghiệp, trường học ‘tẩy chay’ thịt lợn trong nước là nhận thức lệch lạc!
(Tieudung.vn) - Mặc dù các chuyên gia y tế đã khẳng định, bệnh tả lợn châu Phi không lây lan sang người và người dân không nên “tẩy chay” thịt lợn, song đến nay, Công ty Samsung Electronics Việt Nam và một số trường học lại tạm dừng sử dụng thịt lợn trong bữa ăn.

Những ngày qua, nhiều người dùng mạng truyền tay nhau hình ảnh các tin nhắn được cho là của Cty Samsung Electronics Việt Nam (SEV) với nội dung không sử dung thịt lợn trong nước để chế biến tại căng - tin của SEV.

Doanh nghiệp, trường học ‘tẩy chay’ thịt lợn trong nước là nhận thức lệch lạc!

Hình ảnh nội dung tin nhắn được cho là của SEV gửi nhân viên.

trên bắt nguồn từ việc một cán bộ nhân viên của Samsung Vietnam gửi cho một tin nhắn nội bộ (không dấu) của SEV gửi đến các nhân viên của mình. Nội dung tin nhắn cụ thể như sau: “Chào bạn XXX, hiện nay, dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại Bắc Ninh. Từ ngày hôm nay, SEV sử dụng toàn bộ thịt lợn nhập khẩu từ Canada, Đức, Italia cho tất cả các thực đơn tại canteen SEV. Trân trọng thông báo!”

Sau khi những hình ảnh này lan truyền, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội đã có hàng nghìn , bình luận. Đa số các bình luận đều cho rằng, SEV đã làm một việc là “quay lưng” với người chăn nuôi trong nước. Trên diễn đàn có tên “Hội chăn nuôi lợn” với hơn 75 nghìn thành viên, nickname Tran Thu bình luận “Đúng là dân ta hại dân ta”.

Giải thích với Nông nghiệp Việt Nam, đại diện của SEV cho biết: "Do các bạn nhân viên lo lắng về thịt lợn không an toàn trong thời điểm xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, nên chúng tôi đã đưa ra quyết định có tính tạm thời này. Samsung Việt Nam luôn ủng hộ và sử dụng thịt lợn tươi sống của Việt Nam, đặc biệt, vào năm 2017 khi giá thịt giảm kỷ lục, chúng tôi đã nỗ lực đẩy mạnh tăng tiêu thụ thịt lợn trong các bữa ăn cho nhân viên nhằm chung tay hỗ trợ người chăn nuôi khắc phục khó khăn".

Thực tế, SEV là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam. Hiện, theo số liệu khảo sát, SEV sử dụng đến gần 70 nghìn lao động tại Việt Nam, đa số là lao động phổ thông, xuất thân từ nông dân.

Tháng 11/2018, SEV là doanh nghiệp FDI được Việt Nam vinh là là doanh nghiệp vì người lao động.

Doanh nghiệp, trường học ‘tẩy chay’ thịt lợn trong nước là nhận thức lệch lạc!

Công ty Samsung điện tử Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Trước đó, nhiều trường học ở Hà Nội đồng loạt ra thông báo về việc thay đổi thực đơn ăn hằng ngày của trẻ ở trường, chuyển từ sang các món khác để đảm bảo sức khỏe cho học sinh.

Doanh nghiệp, trường học ‘tẩy chay’ thịt lợn trong nước là nhận thức lệch lạc!

Ngày 6/3, hệ thống trường Mầm non Lá Phong Xanh phát đi thông báo với phụ huynh học sinh về việc điều chỉnh thực đơn. Theo thông báo, hiện nay dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát mạnh. Mặc dù công ty chuyên cung cấp cho trường MN Lá Phong Xanh đã có bản cam kết về nguồn gốc đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, để phòng chống dịch bệnh và bảo vệ cho các con, nhà trường sẽ cho các con tạm dừng ăn thịt lợn và điều chỉnh thực đơn trong thời gian này.

Cụ thể: Các món ăn chế biến từ thịt lợn sẽ được thay thế bằng các thực phẩm khác như (thịt gà, thịt bò, tôm, cá…) Thời gian thay đổi: Từ thứ 5 ngày 7/3/2019 đến khi hết dịch bệnh. Trên fanpage nhà trường, thông báo này được nhiều phụ huynh đồng tình, ủng hộ.

Ngày 11/3, trường Mầm non tư thục Tuổi Thơ Tài Năng (số 7/56/221 Tôn Đức Thắng, phường Thổ Quan, quận Đống Đa) cũng thông báo về việc thay đổi thực đơn cho học sinh. Mặc dù nhà trường khẳng định, công ty cung cấp thực phẩm cho trường có cam kết về nguồn gốc thịt lợn, nhà trường cũng cho rằng không nên “tẩy chay” thịt lợn nhưng để đảm bảo sức khỏe cho các con và tránh tình trạng nhiều phụ huynh lo ngại, trường sẽ hạn chế đưa thịt lợn vào thực đơn.

Doanh nghiệp, trường học ‘tẩy chay’ thịt lợn trong nước là nhận thức lệch lạc!

Cũng trong ngày 11/3, trường Mầm non Mimi (quận Bắc Từ Liêm) quyết định tạm dừng sử dụng thịt lợn trong thực đơn bắt đầu từ ngày 13/3 đến khi hết dịch.

Trước đó, Hiệu trưởng trường Mầm non Đống Đa (quận Đống Đa) Nguyễn Thị Bích Liên xác nhận, nhà trường tạm dừng sử dụng thịt lợn trong bữa ăn của trẻ. Món ăn này được thay thế bằng các thực phẩm như tôm, bò, gà, trứng… để đảm bảo trẻ vẫn có đủ dinh dưỡng cần thiết.

Ngay sau đó, Sở Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các trường học trên địa bàn TP không loại bỏ thịt heo ra khỏi thực đơn. Sở cũng yêu cầu các trường đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết việc "tẩy chay" thịt heo ảnh hưởng rất lớn đến nền chăn nuôi. Nếu các trường học tạm dừng sử dụng thịt heo sẽ có một lượng lớn thực phẩm không được tiêu thụ.

Đây là vấn đề lớn của xã hội chứ không riêng phụ huynh và học sinh.

Doanh nghiệp, trường học ‘tẩy chay’ thịt lợn trong nước là nhận thức lệch lạc!

Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi  khẳng định virus dịch tả lợn châu Phi không lây bệnh cho con người.

Trước tình trạng rất nhiều người ở Hà Nội và một số địa phương đang có tâm lý hoang mang về việc sử dụng thịt lợn, một số người còn có tâm lý e ngại khi ăn thịt lợn hoặc quay sang sử dụng các loại thực phẩm khác, ông Nguyễn Xuân Dương , Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định, điều này là khó tránh khỏi. 

"Chúng ta mong dịch này chấm dứt nhanh ở Việt Nam, đó là mong muốn, quyết tâm của chúng ta. Nhưng chúng ta cũng biết rằng dịch bệnh này không thể chấm dứt một sớm một chiều. Vậy chúng ta phải có giải pháp thế nào để đảm bảo cung cấp thực phẩm và duy trì ổn định ngành chăn nuôi?

Phải khẳng định những giải pháp phòng chống dịch đang được triển khai rất tích cực, kịp thời, tuy nhiên do đặc thù, dịch bệnh này vẫn lan toả. Hiện nay, 70% tiêu dùng thực phẩm trong nước là dùng thịt lợn, chúng ta không thể một sớm một chiều chuyển sang sử dụng các sản phẩm khác như gia cầm, thuỷ sản… Việc của ngành chăn nuôi là vẫn phải đảm bảo cung cấp thịt cho " - ông Dương nói.

Cũng theo ông Dương, có một vấn đề cần làm rõ, đó là mức độ an toàn của thịt lợn hiện nay như thế nào để người tiêu dùng yên tâm? Phải khẳng định một lần nữa, virus dịch tả lợn châu Phi không lây bệnh cho con người.

Tính đến thời điểm này, đã có hơn 34.000 con lợn bị bệnh và cả lợn nằm trong ổ dịch bị tiêu huỷ, nghĩa là hễ nằm trong đàn lợn nhiễm bệnh, dù con lợn đó khoẻ mạnh thì cũng bị tiêu huỷ. Điều đó có nghĩa là, thịt lợn đang lưu hành trên là thịt lợn khoẻ mạnh, đảm bảo an toàn.

"Hàng ngày gia đình tôi vẫn ăn thịt lợn, thậm chí còn sử dụng nhiều hơn bình thường, ngay cả Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cũng khẳng định như vậy. Thậm chí tôi có thể khẳng định tôi là fan hâm mộ thịt lợn, đây cũng là cơ hội để chúng ta ăn thịt lợn vừa ngon vừa rẻ" - ông Nguyễn Xuân Dương nói.

Thực tế, số lượng hơn 34.000 con lợn bị tiêu huỷ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, còn lại hơn 28 triệu con lợn của cả nước hiện vẫn an toàn, khoẻ mạnh. Ngoài các biện pháp kiểm soát về thú y, chúng ta còn thực hiện chế biến đúng quy trình, nấu chín thì không có gì phải lo lắng.

"Tôi xin nêu một ví dụ ở Tây Ban Nha, 35 năm nay nước họ vẫn có dịch bệnh này, vậy tại sao đùi lợn muối, đùi lợn xông khói của họ vẫn tiêu thụ rất tốt? Câu trả lời là vì họ kiểm soát dịch bệnh rất tốt, mọi sản phẩm lưu hành trên thị trường đều đảm bảo an toàn.

Như vậy, lợn đang lưu hành trên thị trường là lợn không có bệnh, không có lí do gì để chúng ta không sử dụng. Một lần nữa, chúng ta kêu gọi người tiêu dùng không quay lưng lại với chăn nuôi, cùng nhau hành động để duy trì ngành chăn nuôi bằng thịt lợn và chung tay cùng cơ quan nhà nước chống dịch" - ông Dương nhấn mạnh.

Khi có dịch, ngoài việc người chăn nuôi bị thiệt hại thì chi phí tiêu huỷ, vệ sinh tiêu độc khử trùng và các chi phí liên quan rất lớn. Do đó, nếu chúng ta quay lưng lại thì ngành chăn nuôi sẽ vô cùng khó khăn.

Theo ông Dương, một cử chỉ của người tiêu dùng lúc này - ăn thịt lợn sạch là một cách chúng ta chung tay cùng nhà nước và người chăn nuôi chống dịch.

Theo ông Nguyễn Văn Long, Trưởng Phòng Dịch tễ Thú y (Cục Thú y), tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. từ ngày 1/2 đến 20/3, dịch tả heo châu Phi đã xảy ra tại 310 xã, 62 huyện của 20 tỉnh, thành phố, gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nam, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Lai Châu. Tổng số heo bệnh và tiêu hủy là 37.868 con.

Tags:
4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Bắt Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh
(Tieudung.vn) Ông Huỳnh Nguyễn Lộc Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh bị...
 
Sửa Luật Quảng cáo: rà soát, đối chiếu với các luật để hạn chế chồng chéo
(Tieudung.vn) Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn...
 
TP Hồ Chí Minh: Bắt ca sĩ Quốc Kháng và Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy
(Tieudung.vn) Do có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên ca sĩ Quốc Kháng và Lê Nguyễn...

Muôn màu

Tử vi ngày 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Sư Tử cần có kế hoạch rõ ràng
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Sư Tử cần có...
 
Cách tập thể dục an toàn ngoài trời
(Tieudung.vn) Thay vì tập luyện trong phòng gym, nhiều người đang chuyển hướng sang các bài tập thể dục...
 
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ không nên vội vàng bỏ cuộc
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Xử Nữ không nên...

Du lịch - Ẩm thực

Phở bò Việt Nam lọt top 20 món súp ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất...
 
3 điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
(Tieudung.vn) An toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn...
 
Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế cuối năm
(Tieudung.vn) Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.63763 sec| 908.414 kb