Chủ nhật , 29/09/2024, 05:50 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Đi lễ chùa, xin lộc đầu năm: Nét đẹp văn hóa của người Việt

Đi lễ chùa, xin lộc đầu năm: Nét đẹp văn hóa của người Việt
(Tieudung.vn) - Đi lễ chùa xin lộc đầu năm từ lâu đã trở thành một nét văn hóa truyền thống rất đẹp không thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam trong mỗi dịp Tết đến xuân về.

Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, nhiều người Việt Nam vẫn không quên lên chùa thắp hương, cầu cho mình sức khỏe bình an, may mắn và hạnh phúc. Trong những ngày đầu năm mới, đặc biệt là sau giây phút đón giao thừa, người ta đi chùa là để hướng con người nghĩ đến cái tâm tốt lành, hướng thiện, đức từ bi, trí tuệ của nhà Phật.

Người Việt chúng ta cũng tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Hòa vào dòng người đi lễ, mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nhận được sự giao hòa của trời - đất.

Lễ chùa đầu năm
Lễ chùa đầu năm

Đi chùa xin lộc đầu năm

Cho lòng thanh thản, cho tâm an lành.

Cửa chùa, đất Phật là nơi bình an, thanh tịnh, nên mọi người đến chùa để tìm sự bình an, gạt bỏ đi những muộn phiền, lo âu của năm cũ và cầu mong những may mắn, hạnh phúc trong năm mới. Người Việt đến chùa với nhiều mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và những người trong gia đình. Cũng có những người đến chùa chỉ để tìm lấy những giây phút bình yên nhằm xua tan đi những lo toan bộn bề trong cuộc sống. Nhưng nói chung, khi đến chùa mọi người đều mang theo tấm lòng thành kính, từ đó họ tìm được đến với đức tin, sự thanh thản, bình an trong tâm hồn.

Mùa xuân là mùa của sinh sôi nảy nở
Mùa xuân là mùa của sinh sôi nảy nở

Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, trước dáng vẻ uy nghi của những bức tượng phật sơn son thếp vàng, cùng tiếng chuông mõ ngân theo lời kinh của quý tăng, ni, tất cả quyện vào nhau tạo nên một bầu không khí yên ả, thanh tịnh khiến cho tâm hồn mỗi người chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng và thanh thản hơn.

Tuy là cùng là một hình thức đi lễ chùa đầu năm nhưng ở hai miền Nam - Bắc có những nét đặc trưng khác nhau.

Đối với người miền Bắc, khi đi chùa đầu năm thường phải có đồ lễ, hoặc hương hoa. Theo lệ thường, mâm lễ bao giờ cũng đủ cả hương, hoa, tiền vàng và một tờ sớ viết bằng chữ nho, ghi những điều cầu mong của gia chủ cho một năm vạn sự như ý. Đặc biệt, trong lời văn khấn của người miền Bắc thường có vần, có điệu, âm vực thì trầm bổng. Khi thể hiện, lời khấn nghe như thơ, như nhạc ngân nga trong không gian u huyền của đình chùa, tạo nên sự linh thiêng, hư ảo.

Đi lễ chùa, xin lộc đầu năm: Nét đẹp văn hóa của người Việt - Ảnh 1

Chùa Cao Linh là một ngôi chùa cổ tự 300 tuổi linh thiêng bậc nhất Hải Phòng, tọa lạc thôn Bắc Hà, xã Bắc Sơn, huyện An Dương, TP Hải Phòng, hàng năm thu hút rất nhiều du khách tới thăm quan, dâng hương cầu nguyện. Ảnh: Việt Hùng

Còn đối với người miền Nam, việc hành lễ đơn giản hơn, đầu năm đi lễ chùa thường không phải đem theo đồ lễ, nếu có cũng chỉ là hoa quả chứ không bao giờ có đồ mặn (xôi, thịt) như người miền Bắc. Lời khấn cũng đơn giản, không câu nệ văn vẻ. Người lên chùa ước gì thì cầu đó, không nhất thiết phải dùng sớ bằng chữ nho. Cách khấn như thế người ta hay gọi là khấn nôm.

Tục đi đến chùa làm lễ sau đó hái về một nhánh cây đem về gọi là hái Lộc, hoặc đốt một nén hương rồi đem về cắm trên bàn thờ gia tiên gọi là Hương Lộc. Họ tin rằng xin được Lộc của trời đất thần Phật ban cho thì sẽ làm ăn phát đạt quanh năm.

Theo quan niệm của người xưa, không có loài nào sinh sôi nảy nở và có sức sống mãnh liệt như loài cây. Mỗi độ Xuân về, những chồi non nhú lên thể hiện sức sống tràn đầy sinh lực. Do đó, người ta đi xin lộc đêm giao thừa là để cầu mong có được sức sống dẻo dai, mạnh khỏe và có ích như loài cây.

Vào dịp đầu năm, người dân thường ghé lại các đình, chùa để xin một nhánh non đem về treo trước cửa nhà hoặc chưng trên bàn thờ gia tiên với hy vọng rước được phước lộc về cho gia đình. Cành lộc được chọn thường là loại cây có phong cách, dáng dấp của người quân tử, thể hiện được sự bao dung và nhân ái. Cũng theo phong tục cổ truyền và quan niệm của người xưa, lộc Xuân hái từ những cây như đa, sung, xanh, si sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp nhất. Còn hái lộc từ cây tùng, cúc, trúc, mai sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc và sức khỏe cho mọi người trong gia đình.

Đi lễ chùa, xin lộc đầu năm: Nét đẹp văn hóa của người Việt - Ảnh 2

 
Đi lễ chùa, xin lộc đầu năm: Nét đẹp văn hóa của người Việt - Ảnh 3
 
Đi lễ chùa tại Nha Trang tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Việt Hùng
Đi lễ chùa tại Nha Trang tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Việt Hùng

Bên cạnh đó có nhiều người thay vì hái lộc cành cây, lại xin lộc tại các các chùa bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ công ở nhà. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật phù hộ cho được phát đạt tốt lộc quanh năm. Trong lúc mang nắm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, nắm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi thờ tự.

Ngày nay, việc đi lễ chùa xin lộc đầu năm có nhiều biến tướng, nhiều khi còn phản văn hóa. Nhiều người đã mang cái “tục tâm” vào chùa, đặt tiền thật, tiền giả lên bàn tam bảo, đặt tiền lễ vào tay tượng, lòng tượng, (thậm chí bỏ cả vào miệng tượng), rồi nhiều người lại thản nhiên hóa vàng ngay trong khuôn viên của chùa.

Vào chùa lễ Phật cốt yếu là để đi tìm sự an lạc trong tâm thái, song nhiều người đến lễ chùa lại chủ yếu là cầu xin phúc lợi cá nhân. Và nhiều bạn trẻ đi lễ chùa những vẫn mặc những trang phục gây nhiều phản cảm phạm giới bất kính, gây uế tạp nơi cửa Phật vì vậy chúng ta cần phải có ý thức hơn trong việc bảo vệ và phát huy văn hóa tâm linh nơi cửa Phật như một nét đẹp của văn hóa truyền thống bao đời của dân tộc.

Tags:
4.4 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Tham gia đầu tư tiền ảo, người đàn ông bị lừa gần 30 tỷ đồng
(Tieudung.vn) Ngày 28/9, thông tin từ Công an TP Hà Nội cho biết, thời gian qua, lực lượng công...
 
Tử vi ngày 28/9/2024 của 12 cung hoàng đạo: Cự Giải cần có kế hoạch chi tiêu rõ ràng
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ bảy ngày 28/9/2024 của 12 cung hoàng đạo, Cự Giải cần có...
 
Vụ tranh chấp căn nhà cổ của cụ Vương Hồng Sển phải chờ tòa xét xử
(Tieudung.vn) Những người thừa kế căn nhà cổ của cụ Vương Hồng Sển kiện đòi nhà để bán, đã...

Muôn màu

Tử vi ngày 29/9/2024 của 12 cung hoàng đạo: Ma Kết cần tự tin hơn trong công việc
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Chủ nhật ngày 29/9/2024 của 12 cung hoàng đạo, Ma Kết cần tự...
 
Tử vi ngày 27/9/2024 của 12 cung hoàng đạo: Sư Tử hãy xua tan mọi suy nghĩ tiêu cực
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 27/9/2024 của 12 cung hoàng đạo, Sư Tử hãy xua...
 
Người dân Thanh Hóa xa quê dâng hương tưởng nhớ Đức Thái tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi
(Tieudung.vn) Trong không khí trang nghiêm, với tấm lòng thành kính, Đồng hương Thanh Hoá tại TP Hồ Chí...

Du lịch - Ẩm thực

Du lịch trang trại:
(Tieudung.vn) Mô hình kinh tế trang trại kết hợp du lịch sinh thái, hay du lịch sinh thái nông...
 
Văn hóa ''Quốc ẩm Việt Trà'' thúc đẩy kinh tế và ngoại giao quốc tế
(Tieudung.vn) Nếu như trong Diễn đàn kinh tế TP Hồ Chí Minh lần thứ 4 năm 2023, Trà đóng...
 
Cách chế biến măng tươi an toàn, tránh bị ngộ độc
(Tieudung.vn) Măng là món ăn được nhiều người yêu thích. Dù mang lại một số lợi ích nhưng măng...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.58893 sec| 888.07 kb