Luật sư Trần Đình Dũng |
Theo Luật sư Trần Đình Dũng (Trung tâm Tư vấn pháp luật TP Hồ Chí Minh – Trung ương Hội Luật gia Việt Nam), dưới góc độ pháp luật, làm chết 7 người là thuộc loại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Theo thông tin trên báo chí, nguyên nhân gây ra cái chết cho các bệnh nhân được xác định ban đầu là do sốc phản vệ. Nếu như trong toàn bộ quá trình điều trị, các bác sĩ không làm đúng liệu trình thì trách nhiệm khó trách khỏi.
Trong hoạt động nghề nghiệp, các bác sĩ cũng như các nhân viên y tế khác đều phải luôn tuân thủ qui tắc hoạt động từ khâu pha chế thuốc, cấp phát thuốc, vệ sinh, đến cả các dặn dò người nhà… Đó được xem là qui tắc nghề nghiệp. Thực hiện không đúng qui tắc này mà nếu xảy ra hậu quả nghiêm trọng sẽ vi phạm pháp luật hình sự.
"Chiếu theo điều 242 Bộ luật Hình sự "Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác". Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ bảy năm đến mười lăm năm", Luật sư Dũng cho biết.
Dù được cấp cứu tích cực nhưng bệnh nhân này đã không thể qua khỏi (Ảnh: Đàm Quang) |
Thời gian gần đây đã xảy ra không ít vụ nhân viên ngành y tế làm việc ách tắc, cẩu thả gây ra những cái chết thương tâm cho bệnh nhân. Việc giải quyết nghiêm minh những trường hợp này là cần thiết nhằm răn đe chung trong xã hội.
Trong một diễn biến khác, Bộ Công an đã chỉ đạo cục chức năng thuộc bộ vào cuộc điều tra vụ 18 người chạy thận nhân tạo sốc phản vệ khi đang chạy thận, trong đó có 6 người tử vong. Được biết, tổ công tác của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an gồm đại diện 4 đơn vị: Cục Cảnh sát hình sự (C45), Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (C49), Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra (C44) và Viện Khoa học hình sự (C54) trong chiều 29-5 cũng đã tới Hòa Bình làm việc với Công an tỉnh này nhằm khẩn trương phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình tìm ra nguyên nhân vụ tai biến y khoa nghiêm trọng đã khiến 6 người tử vong. |
BS Hoàng Công Tình, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, trong số 2 trường hợp nặng nhất cần chuyển về bệnh viện Bạch Mai gấp để điều trị đã có 1 trường hợp không thể qua khỏi trong đêm qua tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Dù được cấp cứu tích cực nhưng bệnh nhân này đã không thể qua khỏi (Ảnh: Đàm Quang) Mặc dù có chỉ định chuyển về Bạch Mai ngay trong đêm nhưng 23h đêm qua (29/5), tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, 1 trong 8 bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng nhất khi chạy thận đã trút hơi thở cuối cùng, đưa số nạn nhân tử vong do sốc phản vệ lên 7 trường hợp. BS Hoàng Công Tình, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, cho biết bệnh nhân xấu số là Bùi Văn Phơi. Dưới đây là danh sách 7 bệnh nhân đã tử vong: 1. Bùi Văn Huyền (sinh năm 1971, trú tại huyện Cao Phong) 2. Bùi Văn Chính (sinh năm 1967, trú tại huyện Lạc Thủy) 3. Nguyễn Thị Minh (sinh năm 1963, trú tại phường Đồng Tiến) 4. Lê Thị Chung (sinh năm 1959, trú tại phường Tân Hòa) 5. Đinh Thị Thu Hằng (sinh năm 1981, trú tại xã Sủ Ngòi) 6. Quách Thị Phượng (sinh năm 1948, trú tại huyện Lương Sơn) 7. Bùi Văn Phơi (Định Giáo, Tân Lạc) Bệnh nhân nặng còn lại tên Nguyên cũng chưa thể chuyển về bệnh viện Bạch Mai trong đêm như dự kiến do tiên lượng xấu. Những bệnh nhân sốc phản vệ có biểu hiện nhẹ hơn đã được chuyển về bệnh viện Bạch Mai. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo ngành y tế và tỉnh Hòa Bình cần nỗ lực bằng mọi cách cứu chữa cho bệnh nhân, đồng thời thăm hỏi và động viên người nhà những người bệnh trong vụ tai biến y khoa này. |