Thứ 6, 27/09/2024, 12:12 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tọa đàm trực tuyến “Nghị quyết 35/NQ-CP về Hỗ trợ và phát triển DN: Hiệu quả và những giải pháp”

Tọa đàm trực tuyến “Nghị quyết 35/NQ-CP về Hỗ trợ và phát triển DN: Hiệu quả và những giải pháp”
(Tieudung.vn) - Sáng 13/5, báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Hiệp hội DNNVV TP Hà Nội tổ chức Giao lưu - Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Nghị quyết 35/NQ-CP về Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp: Hiệu quả và những giải pháp”

Thực hiện kế hoạch Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 30/7/2016 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn TP, Ban Biên tập báo Kinh tế & Đô thị tổ chức buổi giao lưu trực tuyến trên báo điện tử tại địa chỉ http://kinhtedothi.vn với chủ đề “Nghị quyết 35/NQ-CP về Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp: Hiệu quả và những giải pháp”.

Tham dự buổi giao lưu - tọa đàm trực tuyến hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu sự có mặt của đại diện:

Ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc NHNN chi nhánh Hà Nội

Ông  Trần Quốc Định - Phó cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội

Bà Nguyễn Mai Anh - Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch TP Hà Nội

Ông Lê Văn Quân - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DNNVV Hà Nội

Chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Về phía Hiệp hội DNNVV TP Hà Nội có: Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội; Bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng ban cố vấn Hiệp hội DNNVV Hà Nội.

Ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch, Trưởng Ban hội viên Hiệp hội DN nghành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội.

Tham dự buổi Tọa đàm trực tuyến hôm nay còn có đại diện các doanh nghiệp: Công ty CP Tập đoàn Phú Mỹ; Công ty CP tin học EFY Việt Nam; Công ty CP đầu tư và phát triển Tân Á Đại Thành; Công ty CP tập đoàn Sunhosue; Công ty CP VNTower; Công ty CP XNK Nông sản Thực phẩm Việt Nam; Công ty TNHH Minh Phương.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, ông Nguyễn Minh Đức - Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Hà Nội cho biết: “Nghị quyết 35/NQ-CP về Hỗ trợ và phát triển, trong đó có DN nhỏ và vừa chiếm 97% số lượng doanh nghiệp của cả nước, được đánh giá như một luồng gió mới tạo động lực khuyến khích DN phát triển sản xuất, kinh doanh.

Mô tả ảnh
Ông Nguyễn Minh Đức - Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Hà Nội phát biểu tại buổi tọa đàm

Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 30/7/2016 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển DN, nâng cao năng lực cạnh tranh hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020. Trong đó để đạt mục tiêu là địa phương tiên phong trong cả nước về cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, Kế hoạch đã đề ra những giải pháp chủ yếu gồm:

1. Rút ngắn thời gian đăng ký thành lập DN, tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ DN khởi nghiệp, DN đổ mới sáng tạo.

2. Cải thiện việc tiếp cận các nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN: Đất đai, vốn, lao động, công nghệ.

3. Giảm thời gian, chi phí thực hiện các quy định của Nhà nước trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh: Thuế, hải quan, bảo hiểm , tiếp cận điện năng.

4. Rút ngắn thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản, bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân và DN.

5. Giải quyết tranh chấp hợp đồng, tranh chấp phá sản DN.

6. Tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực sẵn sàng hội nhập quốc tế.

7. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của TP.

bước đầu ghi nhận, trong quý I, trên địa bàn TP đã có 5.800 DN được thành lập mới với số vốn đăng ký đạt 39,8 nghìn tỷ đồng tăng 12% về số DN và 7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Đến nay khoảng 68% doanh nghiệp đăng ký qua mạng. Cùng với sự gia tăng về số lượng DN thành lập mới, số vốn đăng ký, cộng đồng DN cũng ghi nhận những chuyển biến trong cải cách thủ tục hành chính, quy trình thực hiện trong lĩnh vực thuế, hải quan, hỗ trợ, xúc tiến đầu tư… Đặc biệt là sự chuyển biến rõ nét về thái độ phục vụ và ứng xử của cán bộ công chức. Việc thành lập DN đã rút ngắn thời gian xuống còn 3 ngày, công tác cấp phép và giấy chứng nhận của ngành công thương đã có nhiều đổi mới tạo thuận lợi cho DN, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cải thiện hơn.

Ngoài ra, ngành ngân hàng đã tháo gỡ nhiều cho DN về thủ tục vay vốn bằng giải pháp cùng DN xây dựng và phương án sản xuất kinh doanh, ngành thuế và hải quan đã đổi mới nhiều trong thủ tục làm giảm thời gian cho DN. Những nỗ lực trên đã góp phần giúp chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội năm 2016 tăng 10 bậc so với PCI năm 2015 và lần đầu tiên sau nhiều năm đã vượt ngưỡng 60 điểm, bước vào nhóm có chất lượng điều hành Tốt và ở vị trí 14 trong 63 tỉnh, TP. Thu hút đầu tư xã hội cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng cao...

Đánh giá lại những nỗ lực trong cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô trên cơ sở đó kiến nghị những giải pháp trong việc hỗ trợ DN thiết thực hơn trong thời gian tới là những nội dung chính của buổi Tọa đàm trực tuyến “Nghị quyết 35/NQ-CP về Hỗ trợ và phát triển DN: Hiệu quả và những giải pháp” hôm nay do báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội tổ chức. Buổi tọa đàm thu hút sự quan tâm của nhiều DN trên địa bàn, các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và Hà Nội".

Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội cho biết: "Theo đánh giá của các DN, các sở,ban, ngành của TP đã có nhiều chuyển biến trong thủ tục hành chính, luôn tạo điều kiện cho DN, các DN đã nhận thấy sự chuyển biến rõ nét về thái độ phục vụ và ứng xử của cán bộ công chức. Việc thành lập DN đã rút ngắn thời gian xuống còn 3 ngày, công tác cấp phép và giấy chứng nhận của ngành công thương đã có nhiều đổi mới tạo thuận lợi cho DN, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cải thiện hơn.

Ngoài ra, ngành ngân hàng đã tháo gỡ nhiều cho DN về thủ tục vay vốn bằng giải pháp cùng DN xây dựng dự án và phương án sản xuất kinh doanh, ngành thuế và hải quan đã đổi mới nhiều trong thủ tục làm giảm thời gian cho DN.

Mô tả ảnh
Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội phát biểu tại buổi tọa đàm

Tất nhiên, điều này là chưa đủ. Cải cách chỉ thực sự thành công khi từng công chức làm việc này bằng ý thức của trách nhiệm và sự thôi thúc từ trái tim, chứ không chỉ do mệnh lệnh từ cấp trên. Thực tế cho thấy, để phát triển kinh tế - xã hội thì phải đẩy mạnh phát triển và hỗ trợ cho DN. Nói theo nghĩa rộng, bản thân Nghị quyết 19 nằm trong Nghị quyết 35, Nghị quyết 19 có thể coi như là một nội dung của Nghị quyết 35. Bởi Nghị quyết 19 đề cập tới vấn đề cải cách môi trường còn Nghị quyết 35 triển khai đồng bộ các giải pháp cần thiết. Tất cả đều hướng tới mục tiêu tiến tới năm 2020 có tổi thiểu 1 triệu DN hoạt động. Để đạt được mục tiêu đó, Chính phủ đã có những quyết sách quan trọng đó là: Chính Phủ kiến tạo - Chính Phủ phục vụ - Chính phủ hành động vì người dân và vì DN, để đảm bảo môi trường kinh doanh an toàn và thuận lợi nhất cho DN".

KHÁCH MỜI THAM DỰ

 

  • Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

    Chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu

  •  
  • Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DNNVV Hà Nội

    Ông Lê Văn Quân

  • Công ty CP Tập đoàn Phú Mỹ

    Ông Chu Đức Lượng

  •  
  • Phó cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội

    Ông Trần Quốc Định

  • Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội

    Ông Mạc Quốc Anh

  •  
  • Trưởng ban cố vấn Hiệp hội DNNVV Hà Nội.

    Bà Trịnh Thị Ngân

  • Giám đốc NHNN chi nhánh Hà Nội

    Ông Nguyễn Minh Tuấn

  •  
  • Công ty CP Công nghệ tin học EFY Việt Nam

    Ông Hoàng Văn Thuần

  • Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch TP Hà Nội

    Bà Nguyễn Mai Anh

  •  
  • Công ty CP Tập đoàn Sunhouse

    Ông Nguyễn Anh Phương

  • Công ty CP XNK Nông sản Thực phẩm Việt Nam

    Bà Trần Thị Thu Hằng

  •  
  • Phó Chủ tịch, Trưởng Ban hội viên Hiệp hội DN nghành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội

    Ông Nguyễn Vân

  • Công ty TNHH Minh Phương

    Ông Tạ Tương Huỳnh

NỘI DUNG GIAO LƯU TRỰC TUYẾN

Bạn đọc Vũ Hà (vuhaminh@yahoo.com) hỏi:

Mặc dù mới thành lập được một thời gian ngắn nhưng Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch TP Hà Nội (HPA) đã trở thành đơn vị hỗ trợ rất tốt cho các DN trên địa bàn Thủ đô. Xin bà cho biết HPA đã có những hoạt động cụ thể nào để hỗ trợ DN trong việc này?

Bà Nguyễn Mai Anh trả lời:
Chúng tôi cũng xin đề xuất tổ chức hình thức đối thoại online hoặc trực tiếp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước (QLNN) với các DN một cách thường xuyên và quy mô hơn.
Với tư cách là một tổ chức hỗ trợ, tôi cho rằng phần chủ động vẫn phải là các DN, tuy nhiên các bên hỗ trợ về phía Nhà nước như HPA và phía hỗ trợ DN như Hiệp hội Các tổ chức DNNVV sẽ phối hợp với nhau để có các cuộc đối thoại, giải đáp những thắc mắc của DN.
Trong bối cảnh các cơ quan của TP đang quyết liệt vào cuộc, tạo nên bầu không khí vô cùng sôi động cho hoạt động của các DN, trong 2 năm qua, HPA cũng thực sự vào cuộc để hỗ trợ DN trong cả 3 mảng là đầu tư, thương mại, du lịch.
Liên quan đến mảng xúc tiến thương mại, đặc biệt là mảng tiêu thụ sản phẩm nội địa, nhiều Hiệp hội DN đã làm rất tốt tuy nhiên khâu quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại vẫn chưa được đầu tư đúng tầm. Cụ thể, nếu đặt một sản phẩm của Việt Nam với Thái Lan chúng ta luôn thua về mặt bao bì sản phẩm. Đây chỉ là ví dụ nhỏ cho thấy khâu quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại của chúng ta chưa được đầu tư đúng mức. Việc hỗ trợ 30 - 50 triệu đồng để quảng bá thương hiệu là một sự cố gắng nỗ lực của Sở Công Thương tuy nhiên để xây dựng được thương hiệu vẫn còn sự cố gắng tự thân của DN.
Thời gian qua, HPA đã làm rất tốt việc quảng bá thương hiệu đặc sản Hà Nội trên địa bàn cả nước và đang dần vươn ra khỏi biên giới như: Thái Lan, Nhật Bản, Australia... Các chương trình lựa chọn sản phẩm đặc sản được HPA công khai với các Hiệp hội, các DN nên nắm bắt để tham gia và có thể có cơ hội để quảng bá thương hiệu ra nước ngoài. Hiện một số tập đoàn bán lẻ như AEON của Nhật, Big C Thái Lan đã bày tỏ sự quan tâm rất lớn đến các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đặc sản của Việt Nam.
Bạn đọc Nguyễn Văn Chiến (chiennguyen@yahoo.com.vn) hỏi:

Ông nhận xét thế nào về lãi suất hiện nay, nhất là khi DN vẫn luôn mong muốn lãi suất giảm thêm để góp phần giảm bớt được chi phí?

Ông Nguyễn Minh Tuấn trả lời:
Không chỉ DN mà ngân hàng cũng mong muốn hạ lãi suất sau nhiều lần điều chỉnh suất, trên đã hình thành mặt bằng lãi suất huy động và cho vay mới. 
Lãi suất sau rất nhiều lần cố gắng của cả hệ thống chính trị, có thể nói mặt bằng lãi suất giờ cũng tương đối ổn định. Thống đốc NHNN cũng nhận xét với những biến động trên thế giới ổn định lãi suất, có điều kiện giảm lãi suất.
Đến giờ tháng 5 hệ thống NH đã cố gắng rất nhiều giảm lãi suất so với 2016. Thống đốc kêu gọi các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay chứ không phải theo biên pháp hành chính. Các ngân hàng căn cứ vào vốn, tiết giảm chi phí, xử lý nợ xấu… bằng mọi cách phấn đấu giảm lãi suất.
Cấu thành lãi suất cho vay của TCTD trên cơ sở chi phí huy động vốn, chi phí quản lý hoạt động, uy tín của khách hàng, chất lượng tài sản đảm bảo, phương án kinh doanh của dự án vay vốn, lợi ích của TCTD, dự phòng rủi ro cho các khoản vay và khả năng cung ứng vốn… Các TCTD đang tiếp tục đổi mới quy trình, nâng cao khả năng thẩm định, tiết giảm chi phí quản lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng với lãi suất hợp lý.
Bản thân các NH đã nới các điều kiện cho vay trong khởi nghiệp, nông nghiệp… Rõ ràng nới điều kiện cho vay, NH sẽ phải tăng dự phòng rủi ro và như vậy chi phí tăng lên do đó lãi suất có giảm cũng chỉ được tương đối và đã là một cố gắng rất lớn.
Sau rất nhiều cố gắng, trên thị trường đã hình thành mặt bằng lãi suất huy động và cho vay mới. Mặt bằng lãi suất cho vay của các TCTD trên địa bàn hiện nay đã ở mức thấp hơn nhiều so với những năm trước. Lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,2 - 1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức từ 4,4 - 5,5%/năm; kỳ hạn từ 6 - 12 tháng phổ biến ở mức 5,4 - 7%/năm; đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên phổ biến ở mức 6,5 - 8%/năm.
Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 7 - 9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3 - 11%/năm đối với trung và dài hạn. Mặt bằng lãi suất cho vay VND đối với khách hàng thuộc các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6 - 7%/năm đối với ngắn hạn, ở mức 9-10%/năm đối với cho vay trung và dài hạn.
Trên cơ sở chỉ đạo và các giải pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHNN Hà Nội đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, chú trọng quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro chênh lệch kỳ hạn, đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng. Đồng thời, các đơn vị chủ động triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa hoạt động góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
Bạn đọc Trương Thủy (thuymymieu@gmail.com) hỏi:

Ông có thể về việc Chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp như thế nào trong thời gian qua?

Ông Chu Đức Lượng trả lời:
Thời gian qua, lãnh đạo TP Hà Nội cũng như các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn đã rất cầu thị. Tuy nhiên, chúng tôi có cảm giác sự phản biện các chính sách cho cộng đồng DN từ chính quyền cơ sở như quận, huyện… đang hạn chế. Tôi đề xuất, trong các cuộc họp nên có thành phần DN để chúng tôi có tiếng nói, có thể nêu ý kiến, tránh việc ban hành những chính sách duy ý chí, xuôi chiều.
Thời gian qua, sự thay đổi làm chúng tôi vui mừng nhất là việc Chính phủ đã sửa sai về việc tăng giá cho thuê đất bằng cách cho hồi tố, rà soát giá thuê đất và có chính sách hợp lý hơn.
Lần đầu tiên trong 20 năm làm DN, Thủ tướng đã cho sửa sai vấn đề này. Và cộng đồng DN chúng tôi thực sự vui mừng và đánh giá cao sự cầu thị này. Chúng ta đang hội nhập sâu rộng, vì thế, sự sòng phẳng với DN là cần thiết để họ có thể phát triển tốt hơn, đóng góp cho xã hội và nền kinh tế.
Mô tả ảnh
Chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trao đổi tại buổi tọa đàm.
Bạn đọc Tiến Lê (quận Ba Đình) (tienlemoi@yahoo.com.vn) hỏi:
Ông đánh giá thế nào về hiệu quả của Nghị quyết 35?
Ông Nguyễn Vân trả lời:
Trong Nghị quyết 35 có nêu định hướng chỉ đạo về thông tin truyền thông giữa DN với báo chí. Vì vậy, tôi đề nghị cần tăng cường hơn nữa việc hợp tác giữa cơ quan báo chí và cộng đồng DN để thông tin tới cộng đồng.
Vai trò của truyền thông, báo chí là rất quan trọng. Cách đây 4 năm Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa có 400 đơn vị thành viên, nhưng thông qua các biện pháp tuyên truyền  và một số cách thức khác, đến hiện tại Hiệp hội đã có hơn 2.000 DN và nhiều DN đang đăng ký để tham gia chính thức. Vì vậy công tác tuyên truyền cần đẩy mạnh hơn nữa. 
Bên cạnh đó, cũng nên tổ chức hội nghị giao ban hàng tháng giữa cộng đồng DN và báo chí để DN có cơ hội chia sẻ những khó khăn từ đó có thể tìm được giải pháp tháo gỡ.
Cũng trong Nghị quyết 35, Thủ tướng đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng để án khởi nghiệp trong sinh viên, đưa khởi nghiệp vào chương trình đào tạo. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội tập trung nhiều trường đại học với lượng sinh viên lớn do đó TP cần tiên phong tuyên truyền đưa định hướng khởi nghiệp tới các đối tượng này.
Để thực hiện tốt việc hiện thực hóa Nghị quyết 35 đối với khởi nghiệp, vai trò của báo chí cũng là vô cùng quan trọng.
Bạn đọc phithuyph@gmail.com (phithuyph@gmail.com) hỏi:

Để làm tốt hơn, DN cần gì ở cơ chế, chính sách?

Ông Tạ Tương Huỳnh trả lời:
Là đơn vị sản xuất trong lĩnh vực làng nghề, hiện nay có khó khăn về vấn đề thị trường và nguồn lao động bởi là ngành đặc thù nên cần những lao động có tay nghề cao. Để có được lực lượng này, chúng tôi cần có hệ thống đào tạo. Do vậy, rất cần sự hỗ trợ từ  nguồn vốn chương trình khuyến công của TP.
Một vấn đề khác, theo quy định, các doanh nghiệp phải xây dựng chỉ tiêu quản lý người lao động theo pháp luật, nhưng với các doanh nghiệp nhỏ ở khu vực làng nghề hoặc ngành nghề mang tính mùa vụ gặp những khó khăn nhất định.
Ví dụ lao động làng nghề đôi khi mang tính mùa vụ, nếu bắt buộc đóng BHXH thì các DN nhỏ gặp khó dù muốn thực hiện.
Hiện nay, có một vấn đề đặt ra, chủ DN muốn quản lý lao động theo pháp luật, nhưng ngược lại ý thức người lao động nếu không chấp hành tốt thì pháp luật cần có quy định can thiệp một cách thực tế để xây dựng được lực lượng lao động chất lượng cao.
Bạn đọc Nguyễn Văn Anh (vanh124@gmail.com) hỏi:

Bà Trần Thị Thu Hằng có kiến nghị gì để giúp đỡ DN sản xuất nông nghiệp sạch ngày càng phát triển?

Bà Trần Thị Thu Hằng trả lời:
Nông nghiệp sạch hiện nay đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Nhà nước đã đầu tư rất nhiều tiền của, kỹ thuật… cho bà con nông dân tại các vùng nông thôn nhưng Nhà nước không thể lo đầu tư cho đầu ra của sản phẩm cho bà con, bà con thì trông chờ Nhà nước và chính quyền địa phương nên sản phẩm làm ra không bán được hết, bà con nản lòng. Từ đó dẫn tới không làm theo quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn khiến dự án bỏ phí, hệ thống tưới tiêu tự động bỏ hoang, gây lãng phí mỗi dự án hàng chục tỷ đồng.
Tương tự việc nuôi lợn cũng vậy, do đó mới có việc giải cứu.
Trong khi xã hội người dân rất cần sản phẩm nông nghiệp sạch thì không biết chỗ nào bán?
Tại Ninh Bình hiện nay đang đầu tư theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao, Sở Nông nghiệp Ninh Bình song song với việc đầu tư dự án cho các xã thì đồng thời tìm hiểu và kêu gọi DN kinh doanh nông sản sạch cùng đầu tư và bao tiêu sản phẩm.
 
Bạn đọc Hà Thu (quận Đống Đa) (nguyenthuha@yahoo.com.vn) hỏi:

Thưa ông, ngành ngân hàng Hà Nội đã làm gì để hưởng ứng Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN?

Ông Nguyễn Minh Tuấn trả lời:
NHNN Chi nhánh Hà Nội thường xuyên trực tiếp đối thoại để DN tiếp cận được nguồn vốn. Đánh giá NQ 35 trong hỗ trợ DN vừa và nhỏ, chúng tôi cảm nhận được sự vào cuộc rất tích cực của các cơ quan nói chung và Hiệp hội DN.
Bắt đầu từ năm 2016 khối DN được quan tâm rất lớn của cả hệ thống chính trị. Khối DN phải tự lực, quan điểm này của DN rất tích cực. Phía ngành NH Hà Nội đã tích cực vào cuộc. Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, Thống đốc NHNN  Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ và phát triển DN năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020. Triển khai kế hoạch hành động này, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước TP Hà Nội đã xây dựng chương trình hành động để đồng hành tháo gỡ khó khăn cho DN.
Mô tả ảnh
Các khách mời phát biểu tại buổi tọa đàm.
Chia sẻ tâm tư, ông Tuấn bày tỏ, NH là DN tuy nhiên NH kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, trách nhiệm rất lớn thực hiện đúng vai trò của ngành ngân hàng. Hệ thống NH đã thực hiện tái cơ cấu ngành ngân hàng, ngân hàng mạnh thì mới cung cấp nguồn vốn cho DN. Xác định ngành ngân hàng có nhiệm vụ rất lớn cung cấp trên 80% vốn cho nền kinh tế. Đồng thời với tái cơ cấu là cải tiến hình thức vay vốn. Những năm gần đây DN có thể cảm nhận được NH chủ động đi tìm DN. NH và DN bắt tay hợp tác với nhau, hỗ trợ DN khách hàng, xây dựng phương án dự án để cung cấp vốn cho DN hoạt động.
Bám sát chỉ đạo của NHNN, UBND TP, chúng tôi tiếp xúc quan tâm hỗ trợ phát triển kinh tế tại địa phương, đẩy mạnh xuất khẩu. TP rất ưu tiên cho xuất khẩu do đó chúng tôi hướng đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển DN công nghệ cao. Đến 4/2017, tổng dư nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn tăng 3,62% so với 31/12/2016.
Chúng tôi cũng đang tích cực triển khai các biện pháp trong đó có kết nối NH-DN. Chúng tôi đã thay đổi rất nhiều các hình thức, làm việc tại các quận huyện, mở rộng phương thức kết nối, thông qua đó tiếp xúc, gặp gỡ với DN. Khuyến khích các NH sơ kết hàng năm, gặp gỡ khách hàng, DN. NHNN Chi nhánh TP Hà Nội tiếp tục phối hợp với các sở ngành thực hiện đa dạng các hình thức kết nối NH-DN, đồng hành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Các NHTM trên địa bàn Hà Nội đã cam kết cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp 309.095 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 282.310 tỷ đồng.
Thời gian tới chúng tôi tiếp tục các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, trong đó tập trung vào các giải pháp:
- Tích cực cải tiến mô hình kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
- Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mở rộng tín dụng đi đôi với việc đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp qua đó thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp; Triển khai các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, tín dụng chính sách nhất là các lĩnh vực ưu tiên, các chương trình, dự án phát triển kinh tế của địa phương, chương trình hỗ trợ DN khởi nghiệp, các gói hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao… để đáp ứng vốn cho nền kinh tế.
Bạn đọc doandumk@gmail.com (doandumk@gmail.com) hỏi:
Đối với Công ty CP Tập đoàn Phú Mỹ, Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ đã hỗ trợ và phát triển DN như thế nào?
Ông Chu Đức Lượng trả lời:
Nghị quyết 35 là một thông điệp để tạo động lực, truyền niềm tin cho cộng đồng DN. Nghị quyết này khích lệ tinh thần khởi nghiệp, kinh doanh của DN. Bên cạnh các giải pháp hỗ trợ DN, khối DN chúng tôi hiểu rằng, không nên kêu ca nhiều. Đừng trông chờ vào các giải pháp phi thị trường. Bài học về sự đi xuống của nhiều Tập đoàn Nhà nước thời gian qua là một ví dụ điển hình. Chúng ta không thể trông chờ mãi sự hỗ trợ của Nhà nước. Ngân sách không thể hỗ trợ mãi được.
Vì thế, chúng tôi mong đội ngũ cán bộ quản lý thực sự cầu thị, giảm thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi  cho DN, cùng giúp nhau giải phóng sức lao động cho người dân, cho DN. DN phải no đủ đã mới giúp được người khác.
Nói những điều này để thấy, cái được nhất mà DN cảm nhận được của Nghị quyết 35 là tạo tinh thần thiện cảm, chia sẻ rất đáng ghi nhận. Đó cũng là sự khích lệ, giúp DN có động lực hơn trong phát triển sản xuất, kinh doanh.
Về phía Hà Nội, thời gian qua, UBND TP Hà Nội và các cơ quan chức năng đã có nhiều cải cách đáng ghi nhận trên tinh thần Nghị quyết 35. Đó là thủ tục hành chính đã cải cách tinh gọn, giảm về thời gian khi làm thủ tục hành chính. Đơn cử, trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay chỉ mất từ 1 - 2 tuần. Trước đây, để hoàn thiện một bộ thủ tục mất từ 3 - 6 tháng. Nguyên nhân là do thủ tục chồng chéo, cả năm không xong. Với các cải cách quyết liệt, DN đã nhẹ gánh hơn rất nhiều trong việc này.
Về đăng ký kinh doanh, Hà Nội là một địa bàn đông dân cư, nhiều DN, vì thế,  áp lực phát triển rất lớn. Chúng tôi chia sẻ và ghi nhận những nỗ lực của các cơ quan quản lý Nhà nước trong hỗ trợ DN. Chúng tôi tin với những nỗ lực giải quyết thủ tục hành chính này nếu tiếp tục duy trì tốt thì sang năm chỉ số năng lực cạnh tranh Hà Nội chắc chắn sẽ tăng tốt.
Về đề xuất, kiến nghị, từ thực tiễn hoạt động của DN, tôi cho rằng, chúng ta nên tạo điều kiện để DN phát triển sản xuất kinh doanh bằng các đòn bẩy kinh tế chứ đừng nên bằng mệnh lệnh hành chính. Ví dụ, các chính sách khuyến khích DN từ hộ kinh doanh cá thể phải thành lập DN thời gian qua. 3 người cũng bắt tay thành lập DN để lấy thành tích là điều không nên. Số DN không quan trọng bằng chất lượng DN. Cứ để họ ở hộ kinh doanh cá thể nếu họ phát huy tốt, thay vì lên DN. Khi năng suất lao động bộ máy quá nhỏ, chi phí lãng phí, phi kinh tế, phi thị trường.
Trong thời kỳ hội nhập, hãy để các thành phần kinh tế tự chủ động trong phát triển, hội nhập. Chúng tôi cần những giải pháp là động lực, đòn bẩy chứ không phải những mệnh lệnh phi thị trường.
Bạn đọc duongminhth@gmail.com (duongminhth@gmail.com) hỏi:

Đối với DN của mình, EFY cảm nhận chung về sự chuyển biến này như thế nào? 

Ông Hoàng Văn Thuần trả lời:
Là công ty hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, cung cấp dịch vụ kê khai BHXH điện tử. Hiện nay tôi thấy nhiều DN chưa tham gia kê khai BHXH điện tử  bên cạnh đó giữa cơ quan thuế và BHXH chưa thống nhất được cơ sở dữ liệu.
DN mong muốn NN có chính sách hỗ trợ cho DN ứng dụng CN cao, giúp cho NN có thể quản lý được nguồn lực. Về Nghị quyết 35, Nhà nước đã quan tâm tới khu vực kinh tế tư nhân, theo góc cảm nhận của 1 doanh nghiệp nhỏ thì đây là 1 động lực để công ty tiếp tục phấn đấu, phát triển.
Tuy nhiên, chúng tôi xin đề xuất chính sách nên có định hướng DN tạm chia là: DNNN, DN lớn, DN nhỏ. Chính sách hỗ trợ cho DN cần cụ thể cho DN nhỏ làm việc nhỏ, DN lớn làm việc lớn. Như vậy sẽ tối ưu hóa các nguồn lực XH. Công nghệ 4.0 mới có sự lan tỏa.
Những DN không tự thay đổi năng lực công nghiệp, năng lực sản xuất của mình thì phải tự đóng cửa, phá sản. Chúng tôi mong muốn có chính sách ủng hộ DN nhỏ có cơ hội phát triển bền vững để những DN muốn phát triển bền vững trước mắt có thể ưu tiên cho các DN tham gia đóng thuế đầy đủ, tham gia chính sách BHXH đầy đủ.
Bạn đọc Lanhu77.hn@gmail.com (Lanhu77.hn@gmail.com) hỏi:
Với chức năng nhiệm vụ của mình, Trung tâm hỗ trợ DNNVV thời gian qua đã làm gì để giúp DN, nhất là DN khởi nghiệp?

 

Ông Lê Văn Quân trả lời:
Kính thưa các đại biểu tham gia tọa đàm trực tuyến ngày hôm nay, từ khi Nghị quyết 35 ra đời, Sở KHĐT Hà Nội đã tích cực tham mưu UBND TP xây dựng kế hoạch triển khai nghị quyết. Ngày 20/7/2016, UBND TP ban hành kế hoạch  số 147/ KH-UBND để triển khai trên toàn TP.

Về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, năm 2016 Sở quyết liệt thực hiện giảm TTHC, giảm thời gian đăng ký thành lập DN; thực hiện chương trình 36A về Chính phủ điện tử.

Năm 2016, số doanh nghiệp thành lập mới tại Hà Nội đạt mức cao nhất trừ trước đến naylà 22.666 DN, trong đó, trên 50% đăng ký qua mạng. Trong 4 tháng đầu năm 2017, Hà Nội có trên 8.000 DN thành lập mới, trong đó trên 70% đăng ký qua mạng, nâng tổng số DN trên địa bàn Hà Nội trên 215.000 DN.

Khác với cách nộp hồ sơ truyền thống, hồ sơ qua mạng chỉ giải quyết trong 2 ngày làm việc, rút ngắn 1 ngày so với hồ sơ truyền thống (3 ngày). Sở KHĐT Hà Nộiquán triệt cán bộ, công chức lấy tinh thần phục vụ,  hỗ trợ doanh nghiệp để công tác, do vậy, cán bộ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho DN trong thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, giảm thời gian đi lại và chi phí cho DN.

Tags:
3.8 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Con đường khởi nghiệp và những điều cần biết
(Tieudung.vn) Khởi nghiệp luôn là một giấc mơ cháy bỏng của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên,...
 
Thêm 9 dự án vào chung kết cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp xanh
(Tieudung.vn) Vòng bán kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh Phát triển bền vững lần 10...
 
Lộ diện 13 dự án đầu tiên vào chung kết cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp
(Tieudung.vn) Vòng bán kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh Phát triển bền vững lần 10...

Thương hiệu

Tân Hiệp Phát: Hành trình 3 thập kỷ kiên tâm phụng sự cộng đồng
(Tieudung.vn) Trong suốt 3 thập kỷ, Tân Hiệp Phát nỗ lực không ngừng với khát vọng trở thành doanh...
 
VinBrain bứt tốc tại thị trường nội địa trong nửa cuối 2024
(Tieudung.vn) Ngày 17/9 Công ty Cổ phần VinBrain, startup AI công nghệ y tế được đầu tư bởi...
 
Tuyên bố trích 1.000 đồng mỗi ly nước ủng hộ miền Bắc bão lũ: KATINAT chính thức lên tiếng xin lỗi!
(Tieudung.vn) Ngay sau thông báo trích 1.000 đồng mỗi ly nước ủng hộ miền Bắc bão lũ, KATINAT đã...

Tin Doanh nghiệp

2 doanh nghiệp phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác bị xử phạt
(Tieudung.vn) Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) vừa ra quyết định xử phạt 2 doanh nghiệp...
 
Ông Trịnh Văn Hải đắc cử Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An nhiệm kỳ 2024 - 2029
(Tieudung.vn) Chiều ngày 26/9, tại Trung tâm Phục vụ Hội nghị tỉnh Long An, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh...
 
Vingroup ký kết biên bản ghi nhớ với Warner Music Group và Indochina Productions
(Tieudung.vn) Ngày 25/9 – Tập đoàn Vingroup vừa chính thức ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) với 2...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.69949 sec| 1291.523 kb