Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng nghe giới thiệu các dự án khởi nghiệp của các bạn trẻ - Ảnh: Quang Định |
Để thực hiện mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động trong vòng 5 năm tới, Chính phủ đã triển khai các giải pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kịp thời xử lý các kiến nghị của người dân, doanh nghiệp nhằm tạo ra một quốc gia khởi nghiệp.
Tại Hội thảo “Doanh nghiệp khởi nghiệp - Hướng phát triển” do Ban Ngân sách HĐND TP. HCM phối hợp với Viên Nghiên cứu Phát triển tổ chức vào ngày 15/12. Các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề liên quan đến đến cách tiếp cận và hệ sinh thái khởi nghiệp để tìm ra những đường hướng hữu hiệu để phát triển năng lực khởi nghiệp phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện tại.
Hội thảo doanh nghiệp khởi nghiệp hướng phát triển. |
Khởi nghiệp đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội, tuy nhiên để dám khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công hiện nay vẫn đang có nhiều rào cản như về vốn, nhân sự, năng lực quản lý, chính sách hỗ trợ cho khởi nghiệp, thị trường … Tựu trung lại những vấn đề đó là hệ sinh thái khởi nghiệp.
Theo ông Trần Bửu Long (Quỹ Bão lãnh tín dụng TP. HCM) hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Do đó khó khăn nhất khi khởi sự kinh doanh đó là vốn.
Ông Long cho rằng, DNNVV thường khó đáp ứng các điều kiện ngặt nghèo về điều kiện, thủ tục tín dụng liên quan đến tài sản đảm bảo, tính chuẩn mực hệ thống báo cáo tài chính … do các tổ chức tín dụng quy định.
Thiếu vốn cũng chính là “nỗi lo sợ thất bại” đầu tiên trong khởi nghiệp kinh doanh, đó là nhận định của chuyên gia Trần Dục Thức và Cao Thanh Bình.
Đồng quan điểm với các chuyên gia trên, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP. HCM cho rằng: Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp khởi nghiệp là khẳ năng tiếp cận vốn vay.
Những nguyên nhân dẫn đến khó khăn để vay vốn theo ông Minh là: Khó thẩm định được hiệu quả các phương án kinh doanh khởi nghiệp; hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp không có tài sản đảm bảo thế chấp vay nợ; các doanh nghiệp khởi nghiệp thường gặp khó khăn về thủ tục pháp lý, chưa có bộ máy điều hành quản trị doanh nghiệp nên ngân hàng cũng thận trọng trong việc cho vay vốn; đặc biệt các doanh nghiệp đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc siêu nhỏ nên thiếu minh bạch về báo cáo tài chính, tài sản và thuế.
Những khó khăn về vốn đối với doanh nghiệp Start-up làm cho dòng tiền không đáp ứng được các chi phí cần thiết, không đủ tiền trả nhân công, tiền nguyên liệu đầu vào các khoản nợ cứ “ngập đầu”. Dẫn đến doanh nghiệp mất dần khả năng thanh toán và đi đến phá sản.
Khâu vốn là điều “cốt tử” đối với khởi nghiệp, nên đại điện Ngân hàng Nhà nước tại TP. HCM đã đưa ra một loạt giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn và đảm bảo rủi ro thấp nhất đối với dòng vốn đó là:
Thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng như chấp nhận rủi ro cao hơn so với quy định của hệ thống ngân hàng. Ngoài cung cấp vốn, quỹ hỗ trợ này cũng đứng ra hỗ trợ, cung cấp tư vấn về mặt thị trường đầu ra, hỗ trợ pháp lý, quản trị doanh nghiệp… đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Đối với các ý tưởng liên quan đến công nghệ mới thì cần thành lập các Trung tâm chuyên ngành uy tín để thẩm định, đánh giá sự hiệu quả của các ý tưởng sáng tạo. Từ đó tạo cơ sở vững chắc để các tổ chức tín dụng yên tâm tạo điều kiện để người khởi nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Cùng với đó nhân rộng các gói tín dụng ưu đãi về lãi suất dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về ứng dụng kĩ thuật, khoa học công nghệ cao,