Hơn nửa triệu container đang mắc kẹt

ngày 31-8, Hanjin đã đệ đơn xin phá sản. Khi Hanjin tuyên bố phá sản, còn khoảng 540.000 container hàng hóa vẫn đang mắc kẹt.

Sự việc lại diễn ra vào chính thời điểm sôi động nhất hằng năm của hoạt động vận tải biển toàn cầu nhằm vận chuyển hàng hóa phục vụ cho các kỳ nghỉ cuối năm. Vụ việc khiến chuỗi cung ứng mọi sản phẩm từ tivi đến các mặt hàng khác bị gián đoạn.

Hanjin là một trong những hãng tàu đầu tiên bỏ vốn vào thị trường cảng biển Việt Nam. Nhiều DN Việt sử dụng dịch vụ của hãng tàu này. Hanjin cũng có nhiều hoạt động tại Việt Nam trong những năm qua.

Rút hàng nhanh là thượng sách

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch VLA, cho hay hội cũng có tiểu ban pháp luật gồm các , trọng tài viên sẵn sàng hỗ trợ khách hàng những thắc mắc về mặt pháp lý.

Tuy nhiên, quá trình kiện tụng quốc tế rất mất thời gian và phức tạp. Nguyên tắc sau khi thu hồi hết công nợ, thông thường hãng tàu phá sản sẽ ưu tiên cho các loại chủ nợ gồm cổ đông, các nhà cung cấp dịch vụ rồi mới đến khách hàng. Nếu đợi đến lúc chia cho khách hàng thì có thể cũng chẳng còn tiền. Vì vậy, DN phải tìm cách rút hàng, bảo đảm được hàng hóa của mình là tốt nhất.

Nhiều hãng tàu có nguy cơ “lâm nạn”

Một số chuyên gia logistics cho biết hiện nay tổng công suất vận tải tàu biển (hàng container) thừa khá nhiều so với nhu cầu sử dụng. Do đó, năm 2016, ngành tàu biển thế giới sẽ lỗ tổng cộng 5 tỉ USD. Tình hình hiện nay là hết sức khó khăn và sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.

Do đó, các DN cần phải bám sát và nắm bắt tình hình vận chuyển trên thế giới để có cân nhắc, lựa chọn thuê hãng tàu phù hợp.