Đến nay, tổng số nợ của Hoàng Anh Giao Lai (HAGL) khoảng trên 34 ngàn tỷ đồng.
Hiện đang có tin đồn là HAGL sẽ trở thành công ty con của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), vì BIDV tính đến 31/3, Bầu Đức đang nợ BIDV là 10.664 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đại diện của BIDV khẳng định BIDV sẽ không mua lại HAGL của Bầu Đức, vì không có chức năng mua bán dự án.
Đề án tái cơ cấu nơ của Bầu Đức sẽ không nhận được ý kiến của Chính phủ |
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2016 của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico), ông Đoàn Nguyên Đức đã đưa ra phương án nếu không được Chính phủ hỗ trợ thì sẽ bán 20.000 ha cao su ở Lào với giá tối thiểu 8.000 tỷ đồng, đồng thời cũng có thbán một số dự án mía đường.
Và khả năng này rấ dễ xảy ra bởi mới đây, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, nhấn mạnh Chính phủ có thể sẽ không đồng ý về việc cơ cấu lại nợ cho HAGL. Đó là việc của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tự đi đàm phán về việc cơ cấu lại nợ", ông Kiên cho biết quan điểm của Chính phủ.
“Chính phủ chỉ tạo ra khuôn khổ pháp lý để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động, chứ không trực tiếp can thiệp vào từng thương vụ kinh doanh một. Vì vậy, trường hợp của HAGL là phải tự thoả thuận với chủ nợ. Nếu không thoả thuận được thì phải bán tài sản công khai trên thị trường hoặc tuyên bố phá sản".
Hiện tại, HAGL Agrico của tập đoàn HAGL vay ngân hàng 8.168 tỷ đồng, nợ công ty mẹ 10,327 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn vượt vay ngắn hạn, bức tranh tài chính nhìn chung không thực sự tốt. Do vậy, nếu việc bán tài sản của Bầu Đức thành công sẽ góp phần giảm nợ cho cả HAGL Agrico và HAGL.
"HAGL Agrico đang cân nhắc để 2017 chúng tôi sẽ giải quyết nợ một cách cơ bản và cũng đang chờ tái cấu trúc của Chính phủ và ngân hàng. Hai trường hợp có thể xảy ra, nếu Nhà nước hỗ trợ HAGL tái cấu trúc thì cơ bản không bán gì. Còn nếu có trục trặc sẽ bán 20.000 ha cao su, chúng tôi đã gặp nhiều đối tác Trung Quốc xem xét, nghiên cứu", ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT HAGL Agrico và HAGL thông tin.