Thứ 5, 10/10/2024, 16:51 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cắt giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển

Cắt giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển
(Tieudung.vn) - Để góp phần cắt giảm chi phí cho DN, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và năng suất của nền kinh tế, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, cải cách mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là cắt giảm các chi phí bất hợp lý, tạo mọi thuận lợi cho DN phát triển sản xuất kinh doanh.

Sản xuất tại Công ty TNHH SYNOFEX Việt Nam, khu Công nghiệp Quang Minh (Hà Nội). Ảnh: Danh Lam

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 139/NQ-CP Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho DN.

Trong đó, về chi phí tuân thủ pháp luật về gia nhập , Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm nhiệm vụ cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh như đã nêu Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ, đảm bảo tuân thủ Điều 7 Luật 2014; rà soát, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật theo hướng không quy định các nội dung có tính chất điều kiện kinh doanh.

Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh; tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa chế độ theo yêu cầu tại Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước" để cắt giảm chi phí cho DN.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan sửa đổi Luật Đầu tư theo hướng làm rõ khái niệm, nội hàm cụm từ "điều kiện kinh doanh" để làm cơ sở đánh giá, theo dõi hệ thống quy định pháp luật về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; đảm bảo phân biệt rõ khái niệm điều kiện kinh doanh và tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật.

Hàng năm xây dựng báo cáo về hệ thống quy định pháp luật về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (bao gồm cả các quy định nằm ở các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật nếu có), kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong phụ lục của Luật Đầu tư về ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo hướng loại bỏ những ngành nghề không ảnh hưởng nhiều đến lợi ích công cộng, không có tính đặc thù có thể quản lý bằng hình thức khác, điều chỉnh phạm vi kiểm soát đối với một số ngành, lĩnh vực có tác động hẹp.

Đơn giản hóa mẫu biểu, tờ khai về đăng ký doanh nghiệp; giảm thành phần giấy tờ trong hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký DN; chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Cục thuế xây dựng cơ chế liên thông về đăng ký thành lập DN, khai báo nộp thuế, khai báo lao động và khai báo đối tượng người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm .

Bộ Tư pháp tăng cường vai trò thẩm định dự thảo các văn bản pháp luật về điều kiện kinh doanh để đảm bảo các quy định ban hành mới tuân thủ đúng tinh thần của Luật Đầu tư 2014, không có các yêu cầu không cần thiết, bất hợp lý.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội DN chủ động, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, rà soát các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh để giảm chi phí tuân thủ cho DN.

Văn phòng Chính phủ đẩy nhanh việc thiết lập Cổng dịch vụ công quốc gia theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 để tạo cơ sở cắt giảm chi phí giao dịch giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước; đôn đốc các bộ, ngành và địa phương triển khai Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 ban hành kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NQ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Cắt giảm các quy định không cần thiết về thủ tục lập quy hoạch

Về chi phí tuân thủ pháp luật về xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, Bộ Xây dựng rà soát, sửa đổi, bổ sung, cắt giảm các quy định không cần thiết về thủ tục lập quy hoạch, giấy phép quy hoạch, thủ tục xin phép xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật để thống nhất trình tự, thủ tục cấp phép đầu tư có sử dụng đất, mặt nước, khu vực biển và xây dựng công trình theo hướng thống nhất các thủ tục thành một thủ tục liên thông để không phải làm thủ tục nhiều lần, tại nhiều cơ quan; thủ tục liên thông bao gồm các khâu: Chấp thuận chủ trương đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, mặt nước, khu vực biển, quy hoạch, giao hoặc cho thuê đất, mặt nước, khu vực biển (nếu có); ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương thực hiện liên thông thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai và môi trường.

Bộ Công an rà soát các quy định phòng cháy, chữa cháy theo hướng làm rõ các quy định, giảm thiểu các yêu cầu không cần thiết đối với các công trình có thể dùng chung trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy cho doanh nghiệp.

Tăng cường ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, hiện đại

Về chi phí đầu vào sản xuất, kinh doanh, trong đó chi phí tín dụng và dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý cho các ngân hàng thương mại nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của DN, ví dụ: Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng (BPO-Bank Payment Obligation), Tài trợ chuỗi giá trị (Value Chain Finance),...

Nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh, kết nối, tạo điều kiện cho DN Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư, kinh doanh của các định chế tài chính quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc thị trường; tiếp tục đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, hiện đại trên nền tảng công nghệ tiên tiến (thanh toán di động, ví điện tử, QRCode,...) để giảm chi phí phát sinh trong hoạt động thanh toán tại Việt Nam.

Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, tạo nền tảng cho các tổ chức tín dụng suất cho vay khi có điều kiện, hỗ trợ DN giảm chi phí đầu vào.

Bộ Giao thông vận tải rà soát các hợp đồng BOT giao thông, đàm phán với nhà đầu tư để dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư và các tổ chức tín dụng tài trợ cho dự án xây dựng đường bộ để kinh doanh trên nguyên tắc hài hòa hóa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng; định kỳ hàng năm Bộ Giao thông vận tải thực hiện thống kê, rà soát, lập phương án bán quyền thu tiền sử dụng dịch vụ tài sản hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

Xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Về chi phí không chính thức, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, phiền hà, tạo gánh nặng cho DN; xây dựng các tài liệu hướng dẫn tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình; đảm bảo quy định pháp luật về kinh doanh dễ hiểu, dễ tuân thủ, không hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.

Bên cạnh đó, công khai các tài liệu hướng dẫn, giải thích các điểm chưa rõ, khó hiểu trong quy định về thủ tục hành chính liên quan đến kinh doanh trên Cổng thông tin điện tử; trường hợp pháp luật không rõ, không giải thích theo hướng bất lợi cho DN; thống nhất áp dụng pháp luật cho các trường hợp tương tự, không phân biệt đối xử.

Xây dựng quy tắc đạo đức công vụ của cán bộ, công chức khi phục vụ công dân, DN; tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức trực thuộc. Cần công khai minh bạch, chống tham nhũng, đặc biệt là nạn đưa hối lộ và nhận hối lộ ở mọi cán bộ công chức, ở mọi cấp chính quyền.

Tổ chức khảo sát ý kiến người dân và doanh nghiệp về chất lượng hành chính công và chi phí không chính thức ở cấp Sở, ngành, huyện theo mô hình dân chấm điểm, công khai kết quả và yêu cầu các Sở, ngành, huyện có giải pháp nâng cao chất lượng hành chính công và cắt giảm chi phí không chính thức; chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của DN, của công dân kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Người đứng đầu chính quyền các cấp phải dành thời gian thích đáng tiếp công dân theo quy định, giải quyết hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.

Văn phòng Chính phủ tham mưu giúp Chính phủ kiểm tra, đôn đốc việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, tố cáo của DN về các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức các cấp; xây dựng các công cụ hiện đại tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, tố cáo của DN và người dân về hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức (ví dụ như phần mềm thông minh, diễn đàn truyền thông xã hội).

Thanh tra Chính phủ xây dựng cơ chế bảo vệ, hỗ trợ đặc biệt đối với DN tố cáo hành vi nhũng nhiễu trong thời gian xử lý vụ việc và 2 năm sau khi DN tố cáo để ngăn ngừa các hành vi trù dập DN (nếu có). Trực tiếp thanh tra kết luận các tiêu cực, nhũng nhiễu, xử lý đúng quy định pháp luật các vụ việc tiêu cực, tham nhũng.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội DN tích cực vận động DN thành viên phản ánh các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức; tập hợp các kiến nghị, phản ánh của DN thành viên gửi Thanh tra Chính phủ; phát động trong các DN không đưa hối lộ cho mọi cán bộ công chức.

Bên cạnh đó, xây dựng các công cụ, giải pháp hỗ trợ, bảo vệ DN thành viên sau khi họ tố cáo, khiếu nại, phản ánh, kiến nghị về hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức; rà soát, tập hợp các quy định pháp luật không rõ ràng, khó tuân thủ, bất hợp lý; đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thích, sửa đổi, bổ sung và công khai kết quả để các DN biết...

Tags:
4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Con đường khởi nghiệp và những điều cần biết
(Tieudung.vn) Khởi nghiệp luôn là một giấc mơ cháy bỏng của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên,...
 
Thêm 9 dự án vào chung kết cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp xanh
(Tieudung.vn) Vòng bán kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh Phát triển bền vững lần 10...
 
Lộ diện 13 dự án đầu tiên vào chung kết cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp
(Tieudung.vn) Vòng bán kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh Phát triển bền vững lần 10...

Thương hiệu

Hướng tới Net Zero: Nhiều doanh nghiệp Việt tạo đột phá với sản xuất xanh
(Tieudung.vn) Nhiều doanh nghiệp Việt đang tạo đột phá nhờ đầu tư công nghệ cao vào sản xuất và...
 
Fujiwa Việt Nam kinh doanh gắn liền với bảo vệ môi trường
(Tieudung.vn) Dày công nghiên cứu và đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng dây chuyền sản xuất nước...
 
Lý giải chiến thắng lớn của Xanh SM tại Better Choice Awards 2024
(Tieudung.vn) Việc Xanh SM được vinh danh lần thứ hai liên tiếp tại Better Choice Awards với giải thưởng...

Tin Doanh nghiệp

Niềm tin kinh doanh là động lực hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
(Tieudung.vn) Chỉ số BCI đã tăng đáng kể, từ 45,1 điểm trong quý III/2023 lên 52 điểm quý III/2024,...
 
Vinh danh 12 doanh nghiệp xuất sắc trong ngành chăn nuôi Việt Nam
(Tieudung.vn) Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế chuyên ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản và...
 
AEON Huế đóng góp tích cực, kiến tạo tương lai
(Tieudung.vn) Ngày 16/9 vừa qua, AEON Huế chính thức đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ trở thành điểm...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.54305 sec| 905.102 kb