Trong năm 2018, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã tiếp nhận 180 vụ tranh chấp, cao hơn hẳn so với năm 2017 chỉ 150 vụ, với tổng giá trị tranh chấp 9.400 tỷ đồng.
Theo đó, số lượng hoạt động của VIAC năm 2018 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2017, chất lượng các hoạt động cũng được tăng cao. Tính đến nay, VIAC đã sự tham gia của 170 trọng tài viên và 50 hòa giải viên; trên 60 quốc gia trên thế giới và 50 tỉnh thành tại Việt Nam có doanh nghiệp là các bên tranh chấp tại VIAC
Đáng chú ý, theo thống kê, 150 ngày là thời gian trung bình giải quyết một vụ tranh chấp tại VIAC, chỉ có 1% phán quyết trọng tài VIAC bị huỷ trong vòng 5 năm qua…các vụ tranh chấp liên quan đến các lĩnh vực thương mại như mua bán hàng hóa, vận tải, bảo hiểm, xây dựng, tài chính, tín dụng ngân hàng, đầu tư... với các bên tranh chấp trong nước và quốc tế đến từ hơn 60 quốc gia, qua đó lấy lại niềm tin và là chỗ dựa về công lý của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.
![]() |
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã tiếp nhận 180 vụ tranh chấp, cao hơn hẳn so với năm 2017 chỉ 150 vụ |
Ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký VIAC cho biết, trong thời tới, VIAC đang nghiên cứu triển khai thủ tục tố tụng trực tuyến và đưa ra giải quyết tại trung tâm. Đồng thời, thông qua cổng thông tin trực tuyến tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp cận dễ dàng. Song song đó, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm và đội ngũ nguồn nhân lực để đưa đến cộng đồng doanh nghiệp những phương thức giải quyết tranh chấp minh bạch và hiệu quả.
Đặc biệt, trong năm 2018, VIAC đã thành lập Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) - trung tâm hòa giải đầu tiên tại Việt Nam - để cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Ông Châu Việt Bắc, Phó Giám đốc phụ trách VIAC tại TP Hồ Chí Minh cho hay, trọng tài và hòa giải viên là một phương thức giải quyết tranh chấp đặc thù, cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp cần hiểu đúng và vai trò quan trọng của trọng tài và hòa giải thương mại, trong xu hướng xã hội hóa hoạt động tư pháp theo chủ trương của Nhà nước.