Việc đấu giá các lô đất trên bên cạnh tạo nguồn thu cho ngân sách TP còn có mục đích đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tổng diện tích của 9 lô đất này hơn 77.606m2, diện tích sàn xây dựng 632.500m2, đã hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng.
Tổng số tiền sử dụng đất tạm tính của 9 lô đất trên là khoảng 27.303 tỷ đồng, đã gồm các khoản phí xây dựng công trình trên đất; chi phí hạ tầng kỹ thuật cũng như đường giao thông kết nối giữa các lô đất với đường Đại lộ Vòng Cung và đường Ven hồ.
Trung tâm Phát triển quỹ đất TP sẽ là đơn vị xử lý việc đấu giá quyền sử dụng đất 9 lô đất nói trên theo quy định của Luất Đất giá tài sản và các quy định pháp luật khác có liên quan về việc tổ chức đấu giá. Đơn vị trúng đấu giá sau đó phải tiếp tục thực hiện dự án.
Đơn vị thực hiện đấu giá 9 lô đất trên là Trung tâm Phát triển quỹ đất (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường). UBND TP yêu cầu công tác đấu giá đất phải được thực hiện theo đúng quy định của Luật đấu giá tài sản cũng như các quy định liên quan khác.
TP Hồ Chí Minh tiếp tục đấu giá thêm 9 lô đất ở Thủ Thiêm. |
Để được tham gia đấu giá, các tổ chức phải đảm bảo một số điều kiện cần thiết, cụ thể như sau:
- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng như quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tài liệu có giá trị tương đương được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nhà nước mà nhà đầu tư đang hoạt động. Không nằm trong diện vi phạm các quy định về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án khác.
- Đảm bảo nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp để triển khai đầu tư dự án không dưới 20% tổng mức đầu tư tạm tính, tương đương với 5.400 tỷ đồng. Khả năng huy động vốn để thực hiện dự án tối thiểu phải đạt được 80% tổng mức đầu tư tạm tính, tương đương với 21.600 tỷ đồng (có văn bản xác nhận cho vay vốn từ phía nhà băng hoặc giấy cam kết cho vay vốn từ tổ chức tín dụng trong và ngoài nước).
- Phải là đơn vị có kinh nghiệm dày dặn trong công tác quản lý triển khai xây dựng dự án, đã hoặc đang làm chủ đầu tư ít nhất 1 dự án cùng loại có quy mô tương đương trở lên. Cần cam kết đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như đường giao thông tạo sự kết nối giữa các lô đất khu đất với nhau và kết nối ra đường Đại lộ Vòng cung, đường Ven hồ theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.
- Sẽ bàn giao cho TP quản lý sau khi hoàn thành mà không yêu cầu TP phải hoàn trả lại số vốn đã đầu tư. Cần lên kế hoạch chi tiết, hợp lý để đảm bảo triển khai dự án trong thời gian không quá 60 tháng, tính từ ngày trúng đấu giá. Sau khi đúng đấu giá, cần có cam kết nộp tiền ký quỹ thực hiện dự án theo đúng luật định.
Chỉ có các nhà đầu tư có tên trong danh sách các nhà đầu tư đáp ứng năng lực và nộp tiền đặt trước theo quy định mới được tham gia đấu giá. Tổ chức tham gia đấu giá phải nộp khoản tiền đặt trước tương đương 20% giá khởi điểm của 9 lô đất bán đấu giá nêu trên.
Trước đó, Chủ tịch UBND TP, Nguyễn Thành Phong cũng giao Ban quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm lập bản đồ hiện trạng vị trí 15 lô đất thuộc Khu chức năng số 3, 4 để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất. Các đơn vị liên quan sẽ làm thủ tục và bản vẽ tổng mặt bằng tại 15 lô đất này, làm cơ sở xác định giá khởi điểm để TP tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.
Khu chức năng số 3 được quy hoạch là Khu dân cư hỗn hợp (nằm dọc bờ Bắc Thủ Thiêm, dưới chân Cầu Thủ Thiêm 1) và Khu thương mại đa chức năng cao tầng (được bố trí dọc tuyến Đại lộ Vòng cung). Công trình điểm nhấn của khu vực này là Trường học và Nhà bảo tàng đối diện Trung tâm Hội nghị Triển lãm qua Kênh số 1.
Còn khu chức năng số 4 được quy hoạch thành Khu dân cư hỗn hợp phía Bắc Thủ Thiêm, với các công trình thương mại đa chức năng mật độ cao tập trung dọc Đại lộ Vòng cung. Điểm nhấn ở đây là 3 công trình trường học, Trung tâm sinh hoạt cộng đồng, Cơ quan hành chính địa phương, Trạm Cứu hỏa và Trạm cung cấp nhiên liệu.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng 930 ha được xây dựng bên bờ Đông sông Sài Gòn, cách trung tâm quận 1 chừng 300 m đường chim bay. Đây là trung tâm hiện đại và mở rộng của TP Hồ Chí Minh với các chức năng về tài chính, văn hoá, thương mại, dịch vụ cao cấp, nghỉ ngơi, giải trí... được kỳ vọng đẹp nhất Đông Nam Á. Bắt đầu triển khai quy hoạch từ năm 1996, hiện dự án đã giải phóng hơn 99% mặt bằng nhưng vẫn còn hơn 100 hộ dân khiếu nại từ TP đến Trung ương cả chục năm qua vì cho rằng TP thu hồi đất của họ trái quy định. Tháng 5/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thanh tra Chính phủ làm rõ khiếu nại của người dân với tinh thần "sai thì cương quyết sửa". Bốn tháng sau, Thanh tra Chính phủ có thông báo 1483 công bố hàng loạt sai phạm của UBND TP và các bộ, ngành liên quan như: thu hồi sai 4,3 ha ngoài ranh quy hoạch; giao đất trong khu vực được quy hoạch tái định cư cho 51 doanh nghiệp làm dự án... Hôm 26/6, Thanh tra Chính phủ tiếp tục chỉ ra nhiều sai phạm về kinh tế của chính quyền TP và các sở ngành tham mưu; yêu cầu thu hồi hàng chục nghìn tỷ đồng bị cho là tạm ứng sai quy định, duyệt tổng mức đầu tư các dự án hạ tầng BT không đúng quy định... UBND TP đang lên kế hoạch thực hiện Kết luận của Thành tra Chính phủ. |