Thứ 6, 22/09/2023, 06:30 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

TP Hồ Chí Minh: Bình quân mỗi ngày có 8,5 vụ xây nhà không phép, sai phép

TP Hồ Chí Minh: Bình quân mỗi ngày có 8,5 vụ xây nhà không phép, sai phép
(Tieudung.vn) - Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, toàn TP Hồ Chí Minh có 1.550 công trình không phép, sai phép, sai quy hoạch, bình quân 8,5 vụ/ngày và tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.

Ngày 1/8, Sở Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cho biết, tính từ năm 2017 đến hết tháng 6 năm nay, tổng số giấy phép xây dựng trên địa bàn TP được Sở này cấp là 126.397 giấy, trong đó, giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ chiếm đến 89%.

Cũng tính trong thời gian này, toàn TP có đến 6.825 công trình vi phạm, trong đó có 2.573 trường hợp xây dựng không phép không đủ điều kiện cấp phép xây dựng, chủ yếu là vi phạm xây dựng trên đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng, xây dựng trên đất không được phép xây dựng. Và 4.252 trường hợp xây dựng sai nội dung giấy phép, hoặc công trình xây dựng không phép nhưng đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng.

Nếu như năm 2017 bình quân có 7,8 vụ vi phạm trật tự xây dựng/ngày, năm 2018 giảm còn 6,6 vụ/ngày thì trong 6 tháng đầu năm 2019, con số này đã tăng lên 8,5 vụ/ngày.

TP Hồ Chí Minh: Bình quân mỗi ngày có 8,5 vụ xây nhà không phép, sai phép

Hàng loạt những ngôi nhà được xây dựng trên đất nông nghiệp tại huyện Nhà Bè TP Hồ Chí Minh.

Các trường hợp vi phạm tập trung nhiều ở các quận, huyện ngoại thành, địa bàn có tốc độ đô thị hóa cao như quận 2, quận 12, quận Bình Tân, huyện Củ Chi và huyện Bình Chánh.

Xác định nguyên nhân của tình trạng xây dựng không phép nói trên, Sở Xây dựng TP cho rằng, xuất phát từ việc TP có tốc độ đô thị hóa nhanh, tăng dân số cơ học cao dẫn đến nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp tăng vọt, làm phát sinh tình trạng mua, bán và xây dựng trên đất nông nghiệp, phân lô bán nền trái phép ở địa bàn một số quận ven và huyện ngoại thành TP.

Ngoài ra, còn do nhu cầu nhà ở của người dân nhập cư cao trong khi TP chưa thực hiện tốt quy hoạch, chưa có chương trình nhà ở cho người nhập cư với quy mô mỗi năm khoảng 200.000 người. Thêm vào đó, ý thức chấp hành pháp luật của người dân vẫn còn chưa cao, lợi nhuận từ việc mua bán đất nông nghiệp, phân lô bán nền lại rất lớn, mà các biện pháp chế tài không đủ tính răn đe nên một số đối tượng trục lợi vẫn cố tình vi phạm.

Cộng thêm sự quản lý không chặt chẽ từ chính quyền địa phương, chưa làm hết trách nhiệm, hoặc trình độ chuyên môn còn hạn chế. Ngoài ra cũng không loại trừ yếu tố tiêu cực liên quan đến công chức, nhân viên thực hiện công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng.

Hậu quả là dẫn đến việc hình thành các khu dân cư, khu nhà xưởng tự phát, phá vỡ quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị giai đoạn 2016-2020, gây mất trật tự trên địa bàn TP.

Để tiến tới chấm dứt tình trạng xây dựng không phép, sai phép, mới đây, Bí thư Thành ủy - Nguyễn Thiện Nhân ký ban hành Chỉ thị 23 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn TP.

Chỉ thị yêu cầu UBND TP, các sở, ngành, quận, huyện và các đơn vị có liên quan thực hiện nhiều đầu việc.

Cụ thể, Chỉ thị yêu cầu UBND TP cuối tháng 7 tổ chức hội nghị “Lập lại TTXD trên toàn TP” để đánh giá tình trạng xây dựng không phép và trái phép mà không bị xử lý từ năm 2016 đến 2019. Hậu quả của việc này, làm rõ các nguyên nhân, cơ chế của việc tồn tại dai dẳng việc xây dựng không phép, trái phép, đồng thời đề xuất, xác định các giải pháp đồng bộ, khả thi, quyết liệt của hệ thống chính trị ba cấp ở TP để tiến tới chấm dứt tình trạng xây dựng không phép, trái phép trước đại hội đảng bộ cấp quận, huyện (tháng 6-2020).

Chỉ thị cũng yêu cầu tổ chức lại lực lượng thanh tra xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên toàn TP theo hướng không cào bằng mà bố trí lực lượng đông hơn, mạnh hơn ở các địa bàn có nguy cơ xảy ra xây dựng không phép, trái phép cao.

Ngoài ra, để sớm khắc phục tình hình, Ban thường vụ Thành ủy cũng yêu cầu nghị quyết của các quận ủy, huyện ủy năm 2020 phải xác định được các giải pháp trung, dài hạn để đáp ứng nhu cầu nhà ở của 1 triệu người dân nhập cư tăng thêm mỗi năm năm, giai đoạn 2020-2030. Cùng đó, cần làm rõ các giải pháp ngắn hạn, khả thi, hợp pháp để đáp ứng nhu cầu nhà ở tăng thêm trong các năm 2019-2021.

Tags:
4.4 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Nhận định

Tiến sĩ Đinh Thế Hiển:
(Tieudung.vn) Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội gây thiệt hại khủng khiếp, và từ đó dư luận...
 
Quận 12, TP Hồ Chí Minh: Hiến đất làm đường để phân lô tách thửa, lập dự án trá hình?
(Tieudung.vn) Khu đất rộng chưa tới 3.000m2 tại phường Thạnh Lộc, quận 12, không lập dự án nhưng chủ...
 
Vì sao chung cư mini nhiều rủi ro nhưng vẫn được ưa chuộng?
(Tieudung.vn) Thỏa mãn đồng thời nhu cầu của người dân về nơi ở, vị trí trung tâm – ổn...

Dự án – Nhà đẹp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Xử lý quyết liệt 54 dự án chậm triển khai
(Tieudung.vn) Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 54 dự án chậm triển khai chủ yếu...
 
 
VinWonders Nam Hội An xác lập kỷ lục “Mặt nạ tuồng bằng giấy dó lớn nhất Việt Nam”
(Tieudung.vn) Sáng ngày 17/09, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận kỷ lục “Mặt nạ tuồng...

Phong thuỷ

Văn khấn Thần tài ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch Quý Mão 2023
(Tieudung.vn) Xin giới thiệu với độc giả bài văn khấn thần Tài ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch...
 
Văn khấn mùng 1 tháng 7 năm Quý Mão 2023 theo truyền thống Việt Nam
(Tieudung.vn) - Lễ vật cúng ngày mùng 1 hàng tháng đơn giản, gồm: Hương hoa, Trầu rượu, Nước, Hoa quả.
 
Vì sao tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn?
(Tieudung.vn) Dân gian Việt Nam vẫn gọi tháng 7 âm lịch hàng năm là tháng cô hồn. Vậy tháng...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.24062 sec| 852.039 kb