Thị trường xác lập "thế chân vạc"!
Theo Đồ án quy hoạch chung của TP. Hồ Chí Minh, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào các năm 1993, 1998 và 2010, hướng phát triển chính của TP. Hồ Chí Minh được xác định là khu vực phía Đông và phía Nam (bao gồm khu vực phía Đông Nam thành phố). Bởi, đây là địa bàn có nhiều lợi thế đất đai rộng nhưng hạ tầng đô thị còn thiếu sự đồng bộ.
Trên thực tế, cùng với định hướng không gian phát triển được thể hiện trong đồ án quy hoạch TP. Hồ Chí Minh, thời gian qua, một loạt dự án hạ tầng giao thông quan trọng, các khu đô thị mới, khu dân cư... cũng được đầu tư tập trung tại hai khu vực này.
Nút giao thông ngã 3 Cát Lái, tuyến đường quan trong bậc nhất khu vực cửa ngõ phía đông nối TP Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Nam bộ và miền Bắc. (Ảnh: Zing.vn) |
Tuy nhiên, qua thực tế, việc định hướng phát triển tập trung vào hai khu vực nói trên, nhất là đối với khu Nam đang phát sinh những vấn đề khó giải quyết. Dễ nhận thấy nhất chính là tình trạng ngập lụt cục bộ sau những cơn mưa lớn, hay như tình trạng kẹt xe kéo dài trên những cửa ngõ ra vào thành phố từ phía Nam... Thực tế này khiến các nhà quản lý và làm chính sách - quy hoạch buộc phải xem xét lại định hướng quy hoạch khu vực này.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia về quy hoạch đô thị, khu vực phía Nam TP. Hồ Chí Minh vốn là vùng trũng, về nguyên lý đây phải là khu vực chứa, thoát nước. Khi phát triển đô thị tại khu vực này hiển nhiên một phần không gian thoát nước sẽ bị thu hẹp. Vì vậy, nếu không xử lý tốt hệ thống thoát nước, tình trạng ngập úng sẽ càng thêm trầm trọng.
Một loạt những điều chỉnh đồ án quy hoạch thời gian gần đây cho thấy, chính quyền TP. Hồ Chí Minh đang có sự "xoay chuyển định hướng" không gian phát triển về khu Tây Bắc thành phố. Thực tế, dù được coi là "hướng phát triển phụ" nhưng khu vực phía Tây Bắc thành phố có vị trí rất thuận lợi và dễ dàng kết nối đến các khu vực phụ cận như Bình Dương, Tây Ninh, Long An... cũng như các tỉnh miền Tây Nam Bộ nói chung.
Động thái này vô hình chung xác lập "thế chân vạc" trong thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: Khu Đông, khu Nam và Tây Bắc.
Và lợi thế tuyệt đối của khu Đông!
Khu Đông TP. Hồ Chí Minh bao gồm các quận 2, quận 9, quận Thủ Đức và một phần quận Bình Thạnh. Trong bối cảnh thị trường được xác lập thế chân vạc, theo các chuyên gia, khu vực phía Đông đang có cơ hội lớn để bứt phá, vượt lên so với hai khu vực còn lại bởi những lợi thế tuyệt đối của mình.
Đầu tiên phải kể đến chính là lợi thế về hạ tầng giao thông và hệ thống tiện ích đồng bộ. Trong vài năm trở lại đây, chính sách phát triển hạ tầng của TP. Hồ Chí Minh hướng mạnh vào phía Đông với hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm. Chẳng hạn như cầu Thủ Thiêm, hầm Thủ Thiêm và đường Võ Văn Kiệt, cầu Sài Gòn và một loạt tuyến đường từ quận 9, quận 2 nối với quận 7 thông qua cầu Phú Mỹ. Tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đã thông xe, tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đang được gấp rút triển khai. Đường Phạm Văn Đồng - Tuyến đường huyết mạch nối liền khu vực sân bay Tân Sơn Nhất với toàn quận Thủ Đức đã được đưa vào sử dụng khiến cho việc di chuyển trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
Phối cảnh dự án căn hộ Citisoho sẽ được Tập đoàn Kiến Á tung ra thị trường trong thời gian tới. |
Lợi thế thứ hai phải kể đến của BĐS khu Đông chính là giá bán. Theo ông Dương Minh Tiến - Giám đốc Kinh doanh Công ty BĐS Danh Khôi, xét ở cả hai phương diện gồm cơ hội an cư và đầu tư kinh doanh, BĐS phía Đông TP Hồ Chí Minh đều đang là lựa chọn lý tưởng của khách hàng trong giai đoạn này. Bởi bên cạnh lợi thế về hạ tầng, tiện ích, so sánh về mặt bằng chung, giá BĐS tại khu Đông TP Hồ Chí Minh đang ở mức cực kỳ hợp lý. Trong khi các chuyên gia đang cảnh báo về nguy cơ bội thực nguồn cung BĐS cao cấp với giá bán "cao ngất ngưởng", thì khu Đông hiện tại vẫn là nơi tập trung nhiều nhất những dự án có mức giá trung bình, phù hợp với nhu cầu thị trường.
Theo ghi nhận, hầu hết các dự án tại khu Đông TP. Hồ Chí Minh đang được chào bán trên thị trường với đơn giá trung bình 16,8 – 17,5 triệu đồng/m2. Đơn cử như dự án căn hộ Citisoho tại KĐT Cát Lái, quận 2 sẽ được Tập đoàn Kiến Á tung ra thị trường trong thời gian tới đây. Với diện tích trung bình từ 55 - 60m2/căn hộ và mức giá từ 1,1 - 1,2 tỷ/căn, Citisoho hứa hẹn sẽ là sự lựa chọn phù hợp với những hộ gia đình trẻ.
Tuy nhiên, không vì rẻ mà kém phần tiện ích, theo tìm hiểu của phóng viên, Citisoho sẽ đảm bảo cả 3 yếu tố: giá cả hấp dẫn, chất lượng vượt trội và không gian sống tiện ích. Trong đó, điểm hấp dẫn nhất của Citisoho chính là dự án được bao bọc bởi công viên trung tâm rộng 4ha (bằng ¾ diện tích công viên Gia Định), mật độ cây xanh lên đến gần 7m2/người, gấp 9 lần so với nội thành hiện nay (khoảng 0,7m2/người). Đồng thời, Citisoho sở hữu rất nhiều tiện ích cao cấp khác như: hồ bơi thiết kế theo phong cách resort, tầng hầm để xe rộng 1,1ha có lối ra vào riêng cho từng block nhà, khối trung tâm thương mại cao cấp nằm độc lập tích hợp đầy đủ tiện ích như rạp chiếu phim, siêu thị, shop house…
“Có thể nói, Citisoho là một dự án căn hộ có thiết kế ấn tượng, chỉnh chu trong từng chi tiết để mang đến cho cư dân một không gian sống chất lượng tốt nhất. Tôi tin rằng, Citisoho sẽ là một điểm nhấn thú vị thu hút người trẻ đến KĐT Cát Lái”, ông Hồ Hữu Xuyên, Phó TGĐ Kiến Á Group cho biết.
Trao đổi với phóng viên, ông Huỳnh Trọng Nghĩa - Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Xây dựng An Gia Hưng cũng cho rằng, lợi thế cạnh tranh của BĐS khu Đông TP Hồ Chí Minh lúc này chính là giá bán và tiến độ xây dựng dự án, bởi những yếu tố về tiện ích, hạ tầng hầu như không còn là lợi thế riêng của bất cứ ai trong cùng khu vực. Còn theo ông Marc Townsend - Tổng Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, khu Đông đã xuất hiện làn sóng thu hút giới đầu tư lẫn những người có nhu cầu nhà ở từ nhiều quận, huyện có sự dịch chuyển về đây. Bởi xét ở góc độ nhu cầu nhà ở và cả đầu tư, khu Đông đều mang lại nhiều lợi thế tiềm năng tối ưu hơn nhiều khu vực khác. "Những động thái đó cho thấy, xét ở góc độ thị trường, trong một vài năm tới, “sóng lớn” sẽ khó qua khỏi khu Đông”- ông Marc Townsend nhận định.