Thứ 7, 05/10/2024, 22:45 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Bảo đảm sự đồng thuận xã hội khi xây dựng bảng giá đất

Bảo đảm sự đồng thuận xã hội khi xây dựng bảng giá đất
(Tieudung.vn) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng, gặp vướng mắc khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, điển hình là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất.

Trao đổi với báo chí xoay quanh nội dung này, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân nhấn mạnh, trong quá trình xây dựng bảng giá đất điều chỉnh, các địa phương cần xem xét thận trọng, kỹ lưỡng, đánh giá tác động một cách đầy đủ đến các nhóm đối tượng sử dụng đất, nhất là người dân và DN…

Bảo đảm sự đồng thuận xã hội khi xây dựng bảng giá đất

Thưa ông, thời gian qua vấn đề xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 được dư luận đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, nhiều địa phương đã gặp lúng túng trong quá trình triển khai, vì sao có tình trạng này?

- Một trong những nội dung mang tính đột phá của Luật Đất đai 2024 là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, phát huy vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, sử dụng đất đai, trong đó có nội dung điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Do là chính sách đột phá, phân cấp mạnh mẽ, triệt để và nhiều điểm mới nên thời gian đầu không tránh khỏi một số khó khăn, vướng mắc, lúng túng tại các địa phương. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến quy định tại khoản 1, Điều 257 Luật Đất đai 2024. Khoản này nêu rõ bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025. Trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương.

Đây là quy định chuyển tiếp, nhằm giúp các địa phương thực hiện lộ trình, từng bước xây dựng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 để áp dụng từ 1/1/2026, tránh cú sốc tăng giá đột biến, ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Tuy nhiên khi tiến hành điều chỉnh bảng giá đất hiện hành, nếu các địa phương không xem xét thận trọng, kỹ lưỡng, đánh giá tác động một cách đầy đủ thì sẽ xảy ra trường hợp bảng giá đất điều chỉnh có chênh lệch rất lớn so với bảng giá đất hiện hành. Điều này khiến người dân, DN phản ứng vì số tiền họ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai sẽ tăng cao so với khi áp dụng bảng giá đất cũ. Còn nếu không điều chỉnh kịp thời bảng giá đất cho phù hợp với tình hình tại địa phương thì rất dễ dẫn đến giá đất trong kết quả đấu giá chênh lệch rất lớn so với giá khởi điểm, tạo nên sự đột biến, bất thường và có thể gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.

Bảo đảm sự đồng thuận xã hội khi xây dựng bảng giá đất

Nhà tái định cư cho người dân bị thu hồi đất phục vụ đường Vành đai 4 trên địa bàn xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh. Ảnh: Công Hùng

Ở cả hai trường hợp này đều là hiện tượng không tốt, gây phản ứng trái chiều, thiếu đồng thuận trong dư luận , tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng để trục lợi, gây nhiễu loạn , tác động đến phát triển kinh tế, xã hội, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều địa phương gặp vướng mắc, lúng túng trong triển khai Luật Đất đai trong thời gian qua.

Vậy chúng ta đã có giải pháp gì để tháo gỡ các vướng mắc này thưa ông?

- Để bảo đảm các điều kiện triển khai Luật Đất đai 2024 từ ngày 1/8 (sớm hơn 5 tháng so với kế hoạch), thời gian vừa qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo rất quyết liệt. Theo đó, chỉ trong thời gian ngắn, Bộ TN&MT và các bộ, ngành, cơ quan liên quan đã chủ động, phối hợp xây dựng, trình Chính phủ ban hành nhiều Nghị định quy định chi tiết thi hành luật. Chỉ tính riêng vấn đề liên quan đến giá đất, bảng giá đất thuộc thẩm quyền của các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư thì từ ngày 8/8/2024 đến nay, Bộ TN&MT đã có 3 lần có các văn bản gửi UBND các tỉnh, TP để đôn đốc, hướng dẫn các địa phương hoàn thiện các văn bản thẩm quyền được giao tại Nghị định số 71/2024 và việc điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp với tình hình thực tế giá đất tại địa phương.

Cùng với đó, chúng tôi cũng làm việc với các địa phương gặp vướng mắc trong vấn đề này để tháo gỡ. Theo của các địa phương, từ 18/1/2024 đến 31/7/2024 có 12 tỉnh, TP đã ban hành bảng giá đất điều chỉnh theo quy định tại khoản 1, Điều 257 của Luật Đất đai 2024. Đặc biệt, từ ngày 1/8 đến nay có thêm 4 tỉnh, TP ban hành bảng giá đất điều chỉnh gồm: Hà Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thái Bình, Nam Định. Các địa phương này đều không gặp vướng mắc gì trong triển khai quy định trên.

Tuy nhiên, vừa qua vẫn có ý kiến cho rằng các địa phương cần hướng dẫn chi tiết hơn của các bộ, ngành trong vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2024. Quan điểm của ông về ý kiến này?

- Chúng tôi cũng rất với các địa phương về việc Luật Đất đai 2024 đã phân cấp cho địa phương một vấn đề rất quan trọng, có tác động đến đông đảo đối tượng sử dụng đất. Còn về các hướng dẫn chi tiết hơn, như tôi đã nói ở trên, đến nay các văn bản liên quan về giá đất, bảng giá đất đã khá đầy đủ.

Bên cạnh đó, Bộ TN&MT cũng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc phổ biến các quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024, trong đó có Nghị định số 71/2024 quy định về giá đất. Tại hội nghị, đích thân lãnh đạo Bộ và các cơ quan chuyên môn về đất đai của Bộ đã cùng thảo luận, đối thoại với đại diện Sở TN&MT của 63 tỉnh, thành để làm rõ các vấn đề còn có cách hiểu khác nhau, từ đó thống nhất trong nhận thức, nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện luật trong thực tiễn.

Ngoài ra, thời gian qua, Bộ TN&MT liên tục phối hợp với các địa phương để tập huấn chuyên sâu, cùng nắm bắt tình hình triển khai thi hành để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện luật.

Nhất là mới đây, Bộ trưởng Bộ TN&MT đã thành lập tổ công tác để tiếp nhận các ý kiến phản ánh, các kiến nghị đề xuất của địa phương để kịp thời hướng dẫn, xử lý các khó khăn, vướng mắc ngay từ đầu.

Cho đến nay, qua báo cáo của các tổ chuyên môn làm việc trực tiếp với các địa phương thì hầu hết các tỉnh, thành đều đã thống nhất và không còn nhiều lúng túng nữa. Hiện, Bộ vẫn đang tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và các địa phương để cùng đẩy nhanh việc triển khai Luật Đất đai 2024.

Là người trực tiếp tham gia từ quá trình xây dựng luật cho đến các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn triển khai luật, ông có chia sẻ, đồng thời đề nghị gì với các địa phương trong vấn đề xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024?

- Quy định về giá đất, bảng giá đất trong Luật Đất đai 2024 là chính sách cốt lõi trong vấn đề tài chính đất đai giúp hoàn thiện phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường như tinh thần của Nghị quyết 18 đã đặt ra. Đồng thời nó cũng góp phần làm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và DN trong vấn đề đất đai.

Đến nay, các văn bản hướng dẫn triển khai cũng đã khá đầy đủ, điều cần bây giờ là tập trung vào khâu tổ chức thực hiện. Đặc biệt là cần kiên trì, nhất quán trong việc thực hiện chính sách này. Việc điều chỉnh, bổ sung ngay sau khi chính sách vừa được ban hành cần cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng tính ổn định của hệ thống pháp luật, tránh tác động không mong muốn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, của Nhân dân và dư luận trong, ngoài nước, môi trường đầu tư kinh doanh...

Đối với các địa phương, trong quá trình điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 cần xem xét một cách thận trọng, kỹ lưỡng, đánh giá tác động một cách đầy đủ. Cụ thể, cần phải phân tích, đánh giá kết quả thực hiện bảng giá đất hiện hành, xem xét giá đất trong bảng giá đất so với mặt bằng giá đất tại địa phương. Đồng thời, đánh giá tác động của dự thảo bảng giá đất đối với đối tượng áp dụng, có lộ trình phù hợp, mức tăng phù hợp với từng khu vực, vị trí, loại đất.

Ngoài ra, các địa phương cũng phải lấy ý kiến đơn vị có liên quan để tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ, hạn chế việc chênh lệch quá lớn về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện. Qua đó bảo đảm sự đồng thuận của cơ quan thẩm định và các đối tượng chịu tác động, hạn chế phản ứng bất bình, thiếu đồng thuận trong xã hội.

Xin cảm ơn ông!

Tags:
3.8 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Nhận định

Những khoản tiền nào bạn cần đóng khi làm sổ đỏ?
(Tieudung.vn) Khi làm sổ đỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người dân cần phải nộp những...
 
Bình Dương: Chung cư An Bình...không
(Tieudung.vn) Khoảng lùi xây dựng sử dụng xung quanh tầng trệt chung cư An Bình đang bị doanh nghiệp...
 
Giảm tiền thuế đất giúp doanh nghiệp bất động sản bớt áp lực về tài chính
(Tieudung.vn) Cộng đồng DN và đông đảo người dân đang đặc biệt quan tâm về đề xuất giảm tiền...

Dự án – Nhà đẹp

Chung cư An Bình: Cư dân
(Tieudung.vn) Tại chung cư An Bình (TP Dĩ An, Bình Dương), phần khoảng lùi xây dựng vốn là...
 
Bình Dương: Chung cư An Bình...không
(Tieudung.vn) Khoảng lùi xây dựng sử dụng xung quanh tầng trệt chung cư An Bình đang bị doanh nghiệp...
 
Hơn 1.000 tỷ đồng rót vào thị trường bất động sản Ninh Thuận
(Tieudung.vn) 9 tháng năm 2024, Ninh Thuận ghi nhận 1.550 giao dịch bất động sản với tổng giá trị...

Phong thuỷ

Những thứ không nên đặt trong phòng khách để tránh phạm phong thủy
(Tieudung.vn) Theo các chuyên gia phong thủy, phòng khách là không gian chính của ngôi nhà và là một...
 
Những việc nên làm trong tháng 7 âm lịch giúp bình an, rước lộc, phúc khí vào nhà
(Tieudung.vn) Trong tháng 7 âm lịch, cần làm ngay những điều dưới đây để gia tăng dương khí cho...
 
Cách tính toán và lựa chọn tháng làm nhà theo tuổi đại cát, đại lợi
(Tieudung.vn) Chọn được ngày lành tháng tốt để làm nhà sẽ giúp cho quá trình xây dựng nhà ở...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.97179 sec| 880.078 kb