Thứ 2, 25/11/2024, 18:07 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Vì sao bạn nên ăn cam nhiều hơn vào mùa đông?

Vì sao bạn nên ăn cam nhiều hơn vào mùa đông?
(Tieudung.vn) - Trong số tất cả các loại quả có mùi thơm tự nhiên, cam được coi là tốt nhất, đặc biệt vào mùa đông. Không chỉ tốt cho vị giác, cam còn tốt cho sức khỏe của bạn.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Quả cam chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa. Do đó, thêm cam vào chế độ ăn uống mùa đông giúp thải độc tố và ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do. Điều này giúp tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm, ho và hắt hơi trong mùa đông.

Vì sao bạn nên ăn cam nhiều hơn vào mùa đông?

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Làm sáng da

Mùa đông thường kéo theo những vấn đề về da như khô da, dị ứng làm da nhợt nhạt, xỉn màu và sần sùi. Hàm lượng vitamin C dồi dào trong quả cam giúp làn da không bị khô giữ cho da trắng sáng và mềm mịn từ bên trong.

Giúp

Mùa đông tạo cảm giác thèm ăn, lười vận động nên dễ bị tăng cân. Quả cam rất ít calo và không chứa chất béo. Do đó cam được xem là một trong những lành mạnh với chế động ăn kiêng giảm cân vào mùa đông.

Ngoài ra, quả cam rất giàu nước và chất xơ, giúp tạo cảm giác no lâu, ngăn ngừa việc ăn nhiều dẫn đến tăng cân vào mùa đông.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Theo một nghiên cứu được công bố trên Science Daily từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ăn trái cây họ cam quýt như cam và bưởi có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Người ta tin rằng flavonoid trong cam cung cấp chức năng bảo vệ chống lại bệnh tim cũng như chống viêm trên cơ thể.

Có thể làm giảm nguy cơ sỏi thận

Sự thiếu hụt citrate trong nước tiểu có thể gây sỏi thận. Citrate là axit citric thường được tìm thấy trong các loại trái cây có múi như cam.

Một ly nước cam thường được khuyên dùng cho bệnh nhân bị sỏi thận nhỏ. Nước cam có thể làm tăng mức độ citrate trong nước tiểu, làm giảm thêm khả năng hình thành sỏi thận.

Cách thêm cam vào chế độ ăn uống mùa đông

Bên cạnh việc ăn cam như trái cây có thể dùng cam để chế biến nước uống như nước ép cam, trà đào cam sả, trà cam, sinh tố cam. Ngoài ra, có thể thêm cam vào các công thức làm bánh để thưởng thức.

Những lưu ý khi ăn cam

Tuy cam rất bổ dưỡng nhưng nếu bạn ăn cam hàng ngày thì cần chú ý những điều sau để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

- Không ăn quá nhiều cam mỗi ngày: Ăn quá nhiều cam có thể sẽ dẫn đến việc tiêu thụ quá nhiều vitamin C và tăng a xít oxalic chuyển hóa trong cơ thể. Điều này sẽ dẫn đến sỏi tiết niệu và sỏi thận. Hơn nữa, ăn quá nhiều cam cũng có hại cho răng và miệng. Theo các nhà nghiên cứu, tối đa 3 quả cam là đủ để đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày.

- Không uống sữa gần với thời gian ăn cam: Trong cam có chứa nhiều a xít tartaric và vitamin C có thể phản ứng với các prrotein trong sữa khiến cho chúng bị vón cục trong bụng gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa khiến bạn có thể bị chướng bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy. Bởi vậy, không nên uống sữa gần với thời gian ăn hoặc uống nước cam trong giờ.

- Không ăn cam cùng củ cải: Quá trình tiêu hóa củ cải sẽ sinh ra sulfate. Sau khi sulfate được chuyển hóa, nó sẽ sản xuất một chất chống tuyến giáp - thioxianic a xít. Còn khi ăn cam, flavonoid có trong cam sẽ được phân hủy trong đường ruột và thay đổi thành a xít hydroxy và a xít ferulic. Nếu bạn ăn cam cùng thời điểm ăn củ cải 2 chất trên có trong cam sẽ ức chế a xít thioxianic về tuyến giáp gây bướu cổ.

- Không ăn cam lúc đói: Các a xít hữu cơ có trong cam sẽ kích thích các màng nhày của thành dạ dày nếu dạ dày đang trong tình trạng trống rỗng, điều này sẽ có hại cho sức khỏe cơ thể.

Tags:
4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.29726 sec| 807.414 kb