Thứ 5, 10/10/2024, 06:16 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Vẫn còn nhiều chồng chéo trong quản lý an toàn thực phẩm

Vẫn còn nhiều chồng chéo trong quản lý an toàn thực phẩm
(Tieudung.vn) - Mặc dù đã có những tín hiệu tích cực về việc lực lượng chức năng TP Hà Nội ngăn chặn thực phẩm bẩn lưu thông trên thị trường, nhưng theo các chuyên gia, công tác này vẫn còn nhiều bất cập bởi tình trạng chồng chéo trong kiểm tra, giám sát…

Vẫn còn nhiều chồng chéo trong quản lý an toàn thực phẩm

Cán bộ quản lý kiểm tra vệ sinh an toàn tại cửa hàng tự chọn. Ảnh: Lê Nam

Liên tục phát hiện vi phạm

Thời gian qua lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vụ kinh doanh, vận chuyển thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đại diện Cục QLTT TP
Hà Nội thông tin, vừa qua, lực lượng QLTT Hà Nội kiểm tra kho thực phẩm tại xã Thanh Cao (Thanh Oai) đã phát hiện 10 tấn sụn gà, chân gà đã bị mốc, bốc mùi hôi. Làm việc với lực lượng chức năng, chủ kho hàng không xuất trình được hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ số hàng trên.

Thực tế cho thấy, bên cạnh lo lắng chất lượng thực phẩm tại hệ thống chợ truyền thống, người còn băn khoăn về chất lượng thực phẩm khi mua online, hệ thống cửa hàng tự chọn. Chị Lê Kim Liên ở 85 Đặng Văn Ngữ , hiện trên các “cửa hàng” thực phẩm online luôn là thực phẩm sạch, thực phẩm đảm bảo an toàn hay “quà quê”, “rau sạch vườn nhà”… song không thể thẩm định được các sản phẩm này có thực sự sạch hay không.

Vừa qua sau khi người tiêu dùng phản ánh việc cửa hàng CleverFood trên phố Ngụy Như Kon Tum (quận Thanh Xuân) bán sản phẩm cá kho có dòi, lực lượng chức năng quận Thanh Xuân đã kiểm tra hệ thống cửa hàng này. Tại buổi làm việc, đại diện hệ thống cửa hàng CleverFood thừa nhận sản phẩm có dòi đúng là của CleverFood đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn bán ra cho khách.

từ Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2022, qua kiểm tra lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 1.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP), 39 cơ sở bị tịch thu giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, các lỗi vi phạm chủ yếu là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đã hết hạn, nơi chế biến có côn trùng.

Khó xử phạt theo quy định

Theo các chuyên gia chống hàng lậu, hàng vi phạm ATTP, mặc dù lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vụ kinh doanh sản phẩm không đảm bảo ATTP, nhưng việc xử phạt lại không hề dễ dàng bởi quy định pháp luật chưa theo kịp thực tế.

Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối - Nguyễn Ngọc Hùng nêu rõ, muốn xử lý với mức phạt tiền từ 200 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 - 7 năm cho những hành vi vi phạm quy định ATTP tại khoản 2 Điều 317 Bộ Luật Hình sự năm 2015 thì phải có hậu quả chết người hoặc gây tổn hại sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên.

Tuy nhiên, việc xác định hậu quả nghiêm trọng hầu như chỉ dựa vào hậu quả có chết người hay không, trong khi những chất cấm sử dụng trong chế biến không gây chết người ngay lập tức mà qua một thời gian tích tụ trong cơ thể mới gây ra hậu quả. Trong khi đó, cơ quan chức năng chưa có cơ sở để xử lý hình sự và phải chuyển sang xử lý hành chính, mức phạt cao nhất là 500 triệu đồng.

Vẫn còn nhiều chồng chéo trong quản lý an toàn thực phẩm

Cán bộ quản lý thị trường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

“Mức phạt tiền 500 triệu đồng có thể là lớn đối với nhiều người nhưng so với lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thực phẩm bẩn, so với hậu quả mà những đối tượng này gây ra đối với sức khỏe cộng đồng và thì không phải là nhiều”- ông Hùng chia sẻ.

Đồng tình với phân tích này, chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú nêu rõ, theo quy định DN sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đồ uống, bia rượu… được phép tự công bố chất lượng sản phẩm. Sau khi gửi tự công bố chất lượng sản phẩm đến cơ quan chức năng, DN có thể sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cơ quan chức năng chỉ phải hậu kiểm.

“Vấn đề ở đây là làm thế nào để kiểm soát, ngăn chặn các loại thực phẩm không đảm bảo ATTP đang là điều khó có thể thực hiện”- ông Phú nêu câu hỏi.

Trong khi đó, Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội Trần Mạnh Hùng phản ảnh, trong quá trình thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, lực lượng chức năng cũng gặp không ít khó khăn. Cụ thể, quy định chỉ đồng ý kết quả phân tích định lượng tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định. “Nhưng hiện số lượng phòng kiểm nghiệm chất lượng còn khiêm tốn đã khiến thời gian cho kết quả kiểm nghiệm kéo dài gây khó cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, đặc biệt thực phẩm tươi sống chịu áp lực với thời gian" - ông Hùng nêu rõ.

Ai chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng?

Để ngăn chặn thực phẩm bẩn đòi hỏi phải kiểm soát từ nơi sản xuất đến khâu phân phối nhưng đến nay chưa có đơn vị nào chịu trách nhiệm chính hoạt động này.

Giám đốc Công ty CP chợ đầu mối phía Nam Phạm Hồng Sơn thông tin, nhằm đảm bảo ATTP các sản phẩm bày bán tại chợ đầu mối, đơn vị đã đẩy mạnh hoạt động liên kết với địa phương trong việc . Tuy nhiên, chợ đầu mối với đặc thù luôn nhập một lượng hàng lớn, nguồn cung đa dạng nên việc truy xuất hầu như chỉ dừng ở khu vực, vùng trồng, chứ không cụ thể đơn vị sản xuất.

Riêng với hoạt động lấy mẫu xét nghiệm kiểm định chất lượng thực phẩm là hoạt động mang tính chuyên ngành nên chỉ lực lượng chức năng như y tế, Chi cục ATTP Hà Nội mới có đủ chuyên môn thực hiện, nhưng nhân lực không đủ đáp ứng.

Đồng tình với phản ánh này, đại diện Chi cục ATTP Hà Nội cũng chia sẻ, hiện việc kiểm soát ATTP có nhiều cơ quan quản lý, theo đó đơn vị chỉ đảm nhiệm kiểm tra khâu cuối cùng là "lên bàn ăn", còn sản phẩm trong hệ thống siêu thị là do Sở Công Thương quản lý, hệ thống chợ truyền thống do Sở NN&PTNT phụ trách...

Khi nói về những khó khăn trong quá trình ngăn chặn thực phẩm bẩn, Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội Chu Xuân Kiên cho biết, để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng, Chính phủ đã ban hành Luật ATTP năm 2020. Tuy nhiên Luật cũng quy định có tới 3 Bộ gồm Bộ NN&PTNT, Công Thương và Y tế cùng tham gia quản lý dẫn đến việc thiếu phân định rõ trách nhiệm từng ngành nên dễ rơi vào tình trạng chồng lấn hoặc bỏ sót trách nhiệm trong quá trình kiểm tra, kiểm soát.

“Đơn cử như quản lý chất lượng bún, hiện cả 3 bộ cùng chịu trách nhiệm. Bột gạo, nguyên liệu thuộc Bộ NN&PTNT, sản phẩm tinh bột thuộc Bộ Công Thương, sản phẩm bún bán trên thị trường nếu chứa chất tinopal gây hậu quả người tiêu dùng thì lại thuộc trách nhiệm Bộ Y tế. Việc 3 Bộ cùng quản lý khiến quá trình xử lý thực phẩm bẩn hoặc hậu kiểm DN sản xuất rất khó khăn, mấy nhiều thời gian”-ông Kiên dẫn chứng.

Ý kiến của cơ quan quản lý và chuyên gia cho thấy để có thể ngăn chặn thực phẩm bẩn đòi hỏi lấp lỗ hổng trong quản lý ATTP, cần một “nhạc trưởng” điều phối hoạt động, chịu trách nhiệm chính.

Hầu hết cơ sở bán thực phẩm online thông qua các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, các trang rao vặt hiện nay đều kinh doanh không có giấy phép, các sản phẩm chế biến không có giấy chứng nhận về ATTP. Chất lượng sản phẩm chỉ được chủ cửa hàng... cam đoan bằng miệng, khó kiểm chứng. Chính vì vậy, bên cạnh những tiện ích thì việc mua thực phẩm chế biến sẵn được bán online cũng tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP.

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan

Tags:
4.7 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
6.06306 sec| 837.859 kb