Thứ 6, 22/11/2024, 15:24 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

TP Hồ Chí Minh phát hiện hơn 5.500 lít rượu không rõ nguồn gốc

TP Hồ Chí Minh phát hiện hơn 5.500 lít rượu không rõ nguồn gốc
(Tieudung.vn) - Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra các điểm nấu rượu tại các khu vực ngoại thành, phát hiện 101 vụ vi phạm, thu giữ hơn 5.500 lít rượu không rõ nguồn gốc.

Từ ngày 20/3 đến nay, lực lượng quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra các điểm nấu rượu tại các khu vực ngoại thành, phát hiện 101 vụ vi phạm, thu giữ hơn 5.500 lít rượu không rõ nguồn gốc.

này được ông Nguyễn Trung Bính, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn vệ sinh ngày 3/5. 

Theo ông Bính, cùng với thu giữ số rượu trên, đơn vị cũng phát hiện, tạm giữ 39.050 viên men rượu không có hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Qua kiểm tra, các điểm sản xuất và kinh doanh rượu còn mắc các lỗi vi phạm như không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ sở không có giấy phép, không treo biển hiệu, không công bố tiêu chuẩn, không dán tem rượu sản xuất trong nước. 

Bên cạnh mặt hàng rượu, trong nửa đầu Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2017, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức 318 đoàn kiểm tra, thực hiện kiểm tra tại 1.800 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên.

Qua đó, 94 cơ sở vi phạm đã bị xử phạt với tổng số tiền 225 triệu đồng. Lực lượng chức năng đã lấy 144 mẫu xét nghiệm, trong đó phát hiện có 40,3 % số mẫu không đạt tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố, việc kiểm tra nhanh các mẫu thực phẩm để sàng lọc trước khi xét nghiệm gặp nhiều khó khăn. Có nhiều chất cấm khác nhau, cần phải sử dụng nhiều loại kiểm tra khác nhau, tuy nhiện, hiện nay, một số loại không nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế.

Mặt khác, theo bà Lan, hiện hệ thống kiểm nghiệm của thành phố có nhiều đơn vị, của cả nhà nước và tư nhân. Do vậy, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối phó với cơ quan chức năng bằng cách xét nghiệm ở phòng kiểm nghiệm này nếu không đạt sẽ đưa qua nơi khác để né tránh. Vì vậy, Bộ Y tế cần có sự chỉ đạo thống nhất hệ thống xét nghiệm, đồng thời cho phép sử dụng nhiều loại kiểm tra nhanh.

Đánh giá cao nỗ lực của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố, ông Đỗ Hữu Tuấn, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế nhấn mạnh, Thành phố Hồ Chí Minh đã đi đầu trong việc xây dựng mô hình quản lý an toàn thực phẩm mới. Mô hình này sẽ được nhân rộng tại các địa phương khác.

Tags:
4.7 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.43984 sec| 804.711 kb