Thứ 6, 22/11/2024, 17:56 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tem trái cây 'thời loạn'

Tem trái cây 'thời loạn'
(Tieudung.vn) - Trái cây dược dán tem nhập khẩu từ Mỹ, New Zealand, Úc,… khá nhiều trên thị trường. Vậy có thực sự những loại trái cây này có phải xuất xứ từ đúng nguồn gốc trên tem?

Đâu đâu cũng thấy tem dán

Từ khắp các chợ, đến cả siêu thị nhiều loại trái cây như táo, nho, cam,… dán nhiều loại tem nhìn rất bắt mắt. Hầu hết các loại trái cây được dán tem nhập khẩu từ các nước như New Zealand, Úc, Mỹ,… những loại tem này được dán lên để tiểu thương khẳng định với người mua đây là trái cây có chất lượng.

Tem trái cây 'thời loạn'  - ảnh 1
Trái cây được dán tem nhập khẩu từ Mỹ, New Zealand nhưng thực chất xuất xứ của nó thì chưa biết chính xác . Ảnh: Nguyên Võ

Mua được trái cây giá rẻ và có chất lượng thì đây chính là ý muốn của người . Đánh vào tâm lý đó, tiểu thương vô tư dán nhãn trái cây có xuất xứ từ nhiều nước. Giá bán của một số loại trái cây này cũng khá rẻ, điển hình táo có dán tem trái cây nhập khẩu ở New Zealand chỉ có giá hơn 30.000 đồng/kg.

Việc giá trái cây khá rẻ mà có dán tem nhập khẩu từ một số nước như Mỹ, New Zealand, Úc,… làm cho khá hoang mang, có người thì tin là trái cây có xuất xứ từ nước có in trên tem. Tuy nhiên, cũng có một số người lại hồ nghi về việc này.

Trao đổi với một số người tiêu dùng về việc họ nghĩ gì về những loại tem hiện nay, chị Thanh Ngọc, quận Tân Phú cho biết “tôi hay mua những loại trái cây này, không nghĩ là họ làm giả tem vì theo tôi hiện nay trái cây ở một số nước cũng khá rẻ, có lẽ họ không làm giả”.

Tem trái cây 'thời loạn'  - ảnh 2
Tem trái cây được dán có xuất xứ từ nhiều nước như Mỹ, New Zealand, Úc,…Ảnh: Nguyên Võ

Tương tự câu trả lời, chị Thanh Tuyền, quận Tân Bình cho biết “tôi rất ít khi mua những loại trái cây có dán loại tem từ Mỹ, New Zealand, Úc,… mà giá khá rẻ. Tôi không biết tem họ lấy từ đâu nhưng thật sự rất hồ nghi về chất lượng thật sự. Giá rẻ thì khó có hàng có chất lượng”.

Khá dễ mua tem trái cây

Theo lời của chị Thanh Nguyệt, người kinh doanh trái cây lâu năm, chị cho biết “tem để dán lên trái cây có thể mua ở một số chợ như Kim Biên. Ở đây loại tem nào cũng có, chỉ cần người mua nói muốn dùng tem xuất xứ ở nước nào thì sẽ có ngay loại tem cần mua. Ngoài việc mua tem ở một số chợ một số nơi còn có thể in tem để tự dán lên trái cây.

Trao đổi với ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty VINA T&T - nhà xuất khẩu trái cây chuyên nghiệp, ông cho biết về việc cấp tem, thông thường các loại tem nhập khẩu như Mỹ, New Zealand, Úc,… là do doanh nghiệp dán. Không có tổ chức nào giám sát việc dán tem này trừ những tem đặc thù riêng của chính phủ mới có quản lý. Vậy để đảm bảo mua đúng trái cây có chất lượng người tiêu dùng nên mua ở những hệ thống siêu thị lớn, đầu vào đã được kiểm nhận chất lượng. Những loại hàng trôi nổi hoặc hàng xách tay thật sự rất khó kiểm nhận được chất lượng.

Theo TS Nông nghiệp Lê Quý Kha, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, cho biết việc dán tem xuất khẩu cho trái cây tràn lan như hiện nay cần được xử lý, các cơ quan quan lý chỉ cần ngẫu nhiên kiểm tra, , xuất xứ của các loại tem này để quy trách nhiệm và cần phải truy từ bất cứ nơi bán nào để quy trách nhiệm cho cả người bán. Làm như vậy mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng công bố một vài số liệu tem giả, , tôi tin xu hướng sẽ giảm ngay. Để xảy ra việc này, các cơ quan chức năng cũng nên có đầu mối quản lý tem nhãn, kiểm soát chặt chẽ theo từng địa bản do đơn vị mình quản lý.

"Hiện nay ở các nước phát triển hay ở Thái Lan, trái cây (hoặc bất kỳ hàng hóa nào khác) đã và đang áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin, thông minh, kiểm soát được từng tem nhãn để truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả đến từng bao gói sản phẩm. Giống như người dân Việt Nam hiện nay dùng các dịch vụ taxi, từng khách hàng chỉ cần chạm ngón tay vào màn hình điện thoại thì hình ảnh và các thông tin của lái xe kèm theo được hiện lên mà không qua trung gian nào khác. Thông qua dịch vụ này, từng con tem dán lên sản phẩm đều được một nhà quản lý nhãn hiệu biết nguồn gốc, quy trình sản xuất, tốc độ, lượng hàng, thời gian lưu kho và nơi xuất bán sản phẩm đó. Người tiêu dùng có thể phản hồi chất lượng hàng hóa, hàng giả, đến nhà quản lý tem và nhà sản xuất đối với từng bao gói sản phẩm. Tôi nghĩ nước ta cũng nên đi theo hướng này để chống được cả tem giả và người dùng có thể biết được nguồn gốc trái cây họ đang sử dụng, số tiền bỏ ra tương xứng với chất lượng sản phẩm" - ông Kha cho biết thêm.

Tags:
Theo Pháp luật TPHCM
4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.35633 sec| 806.945 kb