Thứ 4, 18/09/2024, 22:32 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tác dụng đặt muỗng gỗ lên miệng nồi khi nấu ăn

Tác dụng đặt muỗng gỗ lên miệng nồi khi nấu ăn
(Tieudung.vn) - Tuyệt chiêu này được rất nhiều chị em áp dụng khi nấu ăn để đỡ phải đi thu dọn bãi chiến trường nếu không may bị trào nước trong nồi. Nhưng vì sao muỗng gỗ lại có tác dụng tuyệt vời như vậy? Cùng tham khảo ngay bài viết này nhé.

Tác dụng đặt muỗng gỗ lên miệng nồi khi

Tác dụng đặt muỗng gỗ lên miệng nồi khi nấu ăn

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn chủ động hơn khi gặp tình huống nước sôi khẩn cấp, hạn chế tối đa hiện tượng nước bị trào ra khỏi nồi.

Khi nấu nước, đặc biệt là nước hầm xương, canh cua, sữa đậu nành hay thậm chí là nước sôi..., chỉ cần lơ là một chút là bạn đã phải tốn thêm rất nhiều công để lau chùi căn bếp vì nước tràn ra ngoài, đổ lênh láng xuống bàn bếp. Chưa kể, thức ăn bị tràn ra cũng là sự lãng phí.

Hiện tượng này xảy ra vì trong nước luôn có một lượng không khí hòa tan nhất định. Khi bạn nấu một món gì đó và đạt đến điểm sôi, nhiệt độ tăng dần sẽ làm độ hòa tan này giảm và nước nóng sẽ chuyển hóa nhanh từ thể lỏng sang thể khí.

Các bọt nước hình thành khi đun sôi nước chính là hơi nước (khí) hình thành ngay trong lòng chất lỏng. Nhiệt độ càng cao, khí càng thoát ra, men theo thành nồi và nổi lên bề mặt nước.

Càng sôi lâu, các màng bong bóng (bọt nước) càng tăng lên trên bề mặt cho đến khi tràn ra ngoài. Đó là lý do tại sao nên đặt 1 chiếc thìa gỗ ngang trên nồi đang sôi. 

Lúc này, để nồi thức ăn của không bị trào, hãy đặt một chiếc thìa gỗ lên trên. Nếu chất lỏng trong nồi bắt đầu sôi trào lên quá cao, thìa gỗ sẽ ngăn chúng tràn ra ngoài. Sự hiện diện vật lý của chiếc thìa sẽ phá vỡ bề mặt của các bong bóng, không cho bọt tràn ra khỏi thành nồi.

Về cơ bản, bong bóng sẽ bị vỡ khi gặp một thứ gì đó kỵ nước (không hấp thụ nước) và một chiếc thìa gỗ chắc chắn phù hợp để phá vỡ lớp bong bóng ấy. 

Ngoài ra, gỗ là một chất dẫn nhiệt kém và sẽ chỉ hoạt động trong khoảng thời gian giới hạn. Do đó, khi tiếp xúc với các bong bóng của nước đang ở 100 độ C, nhiệt độ thấp của thìa sẽ khiến hơi nước ngay lập tức ngưng tụ lại thành nước rơi xuống, không tiếp tục trào lên.

Điều này trái ngược hoàn toàn với phản ứng khi dùng muỗng kim loại. Kim loại là chất dẫn nhiệt rất tốt. Khi đặt trong nồi, nó sẽ bắt dầu nóng lên – đôi khi còn nóng nhanh hơn cả nước trong nồi. Khi đó, nước tiếp xúc với bề mặt trơn, nóng của muỗng kim loại vượt qua vật cản kim loại và trào lên nhanh chóng. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nước trào lên nhiều lần sẽ làm ướt thìa gỗ, làm chúng nóng lên nên sẽ dần trở nên mất . Do vậy sau một thời gian nhất định, bạn nên quay trở lại để tắt bếp thay vì mong chờ toàn bộ vào sự ngăn chặn của thìa gỗ. Nước càng sôi lâu, bong bóng sẽ tiếp tục được hình thành và nồi nước lại sôi lên rồi sẽ tràn ra ngoài.

Những cách khác ngăn nước trào ra ngoài khi sôi

Một cách khắc phục tạm thời là bạn có thể thổi lên bề mặt nồi sôi. Bong bóng khi này sẽ tạm thời rút đi vì hơi thở của con người có nhiệt độ dưới 100°C.

Sử dụng ít nước hơn. Thêm ít nước hơn có thể giúp xác định tốc độ sôi của nước để nhanh chóng điều chỉnh bếp nấu. Bạn có thể thêm nhiều nước hơn muỗng gỗ khi nồi đạt đến điểm sôi.

Thêm muối vào nước. Nếu nấu mì ống, hãy thêm muối vào nước trước tiên. Muối sẽ giúp kiểm soát nhiệt độ sôi của nước. Với nhiều muối hơn, nước sẽ không sủi bọt cao nữa.

Tags:
4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.31402 sec| 813.102 kb