Chủ nhật , 20/04/2025, 11:51 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Sữa giả lọt vào bệnh viện: Xử lý nghiêm, không bao che với mọi sai phạm

Sữa giả lọt vào bệnh viện: Xử lý nghiêm, không bao che với mọi sai phạm
(Tieudung.vn) - Sáng 19/4, chia sẻ bên lề hội nghị thường niên câu lạc bộ giám đốc bệnh viện, ông Hà Anh Đức, Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết trước tình trạng sữa giả, thuốc giả tràn lan, Bộ Y tế sẽ yêu cầu các bệnh viện, cơ sở y tế kiểm tra, rà soát toàn bộ sản phẩm dinh dưỡng đang sử dụng.

Ông Đức cho biết hiện các hướng dẫn chuyên môn liên quan đến dinh dưỡng lâm sàng đã được ban hành, trong đó có danh mục kỹ thuật năm 2024.

Các giám đốc bệnh viện được yêu cầu chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng thuốc và sản phẩm dinh dưỡng, bảo đảm đúng quy định và chất lượng. Nếu có vấn đề sức khỏe liên quan sử dụng sữa, cơ sở y tế phải có trách nhiệm trong việc tham mưu, cho người bệnh dùng sản phẩm

"Bộ Y tế sẽ có văn bản chấn chỉnh gửi các đơn vị ngay đầu tuần tới và khẳng định quan điểm xử lý nghiêm, không bao che với mọi sai phạm"- ông Đức nói.

Sữa giả lọt vào bệnh viện: Xử lý nghiêm, không bao che với mọi sai phạm

Một số cơ sở y tế đã rà soát và phát hiện có sản phẩm của công ty sản xuất sữa giả. (Ảnh minh họa)

Liên quan đến nguy cơ sữa giả lọt vào bệnh viện, PGS-TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bạch Mai, cho biết bệnh viện không có chức năng kiểm định chất lượng hàng hóa, do đó rất cần sự phối hợp của cơ quan chức năng trong khâu nhập khẩu, sản xuất, phân phối và hậu kiểm, để đảm bảo chất lượng sản phẩm ngay từ đầu.

Còn về vấn đề quản lý sữa, PGS. TS Đào Xuân Cơ cũng cho hay, dinh dưỡng được cũng được coi là "thuốc" trong phác đồ điều trị. Do đó, thời gian qua bệnh viện Bạch Mai thời gian qua đã tăng cường kiếm soát dinh dưỡng lâm sàng theo hướng cá thể hoá. Mỗi bệnh nhân được xây dựng thực đơn riêng theo tình trạng sức khỏe, kiểm soát tới từng bữa ăn, thành phần đường, đạm, mỡ...

Bệnh viện cũng đang rà soát lại việc có hay không bác sĩ, dược sĩ của Bệnh viên tham gia chức năng, thực phẩm bảo vệ .

'Trước thông tin gần 600 sản phẩm sữa giả bị công an triệt phá, Bệnh viện Bạch Mai đã rà soát toàn bộ hệ thống cung ứng và nhà thuốc bệnh viện, bước đầu chưa phát hiện sản phẩm nào liên quan đến đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả', PGS Đào Xuân Cơ nói.

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng – Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga, Bộ Quốc phòng, sữa giả len lỏi vào trong bệnh viện và có thể có ở các cơ sở y tế khác nữa. 

Sữa Hofumil Gold Plus giả được trúng thầu vào Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với hồ sơ đầy đủ, từ nguồn gốc, giấy phép, đến phiếu kiểm định chất lượng chứng tỏ mạng lưới sản xuất – tiếp thị – hợp thức hóa giấy tờ đã hoạt động cực kỳ bài bản và qua mặt được nhiều khâu giám sát.

Bác sĩ Hoàng cho rằng, sữa được bác sĩ kê đơn hay bệnh viện với giá gần 1 triệu đồng, người bệnh tự bỏ tiền túi ra mua nhưng là sẽ gây nỗi sợ hàng giả ngay chính cơ sở y tế nơi người bệnh đặt niềm tin về sức khỏe rất lớn.

Một bệnh viện phát hiện sữa giả dẫn tới cả hệ thống bệnh viện công lập bị đặt vào tình trạng “nghi ngờ”. 

Theo ông Hoàng, các bệnh viện nên thiết lập quy trình kiểm nghiệm sau nhập hàng, trước khi sử dụng cho bệnh nhân; tăng vai trò hội đồng thuốc và điều trị trong việc xét duyệt sản phẩm. Bệnh viện cần xây dựng hệ thống cảnh báo nội bộ, tiếp nhận nghi ngờ từ y bác sĩ và người bệnh; rà soát, đánh giá lại toàn bộ nhà cung cấp.

Đối với cơ quan nhà nước, ông Hoàng cho rằng các đơn vị cần:

- Phân định rõ trách nhiệm giữa các bộ trong quản lý dinh dưỡng y học và thực phẩm chức năng.

- Cải cách Luật Đấu thầu theo hướng linh hoạt hơn, cho phép đánh giá chất lượng vượt lên trên giá cả.

- Tăng cường hậu kiểm, thanh tra định kỳ và công khai kết quả.

- Ứng dụng công nghệ sản phẩm tại bệnh viện và nhà thuốc.

Liên quan đến vấn đề về sữa giả, thuốc giả vừa được cơ quan chức năng phát hiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành công điện số 40/ CĐ – TTg yêu cầu xử lý nghiêm hành vi sản xuất, phân phối sữa giả gây bức xúc dư luận.

Công điện được gửi tới các Bộ trưởng các Bộ: Công an, Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngay sau đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cũng đã ký Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Công điện gửi các Bộ trưởng: Công an, Y tế, Công thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngày 17/4, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu các bệnh viện, trường đại học, viện nghiên cứu, hội chuyên ngành thực hiện nghiêm việc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Các đơn vị cũng phải thông báo tới toàn thể cán bộ, kể cả người đã nghỉ hưu, về quy định này.

Tags:
4.4 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.83907 sec| 829.898 kb