Thứ 6, 13/09/2024, 11:22 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

7 sai lầm khi ăn rau củ cần bỏ ngay kẻo vừa mất chất lại dễ bị ngộ độc

7 sai lầm khi ăn rau củ cần bỏ ngay kẻo vừa mất chất lại dễ bị ngộ độc
(Tieudung.vn) - Rau củ rất dễ mất chất dinh dưỡng, thậm chí chúng còn có thể gây nguy hại cho sức khỏe nếu không được chế biến và ăn đúng cách.

Ăn rau không nấu chín

Một số người cho rằng ăn rau càng tươi càng tốt vì như thế mới có thể đảm bảo đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại rau nào cũng phù hợp để ăn sống, một số loại rau vốn có độc và phải được nấu chín để tiêu diệt độc tố như đậu lăng, khoai tây và giá đỗ.

Một số loại rau có thể ăn sống như củ cải, cà chua và dưa chuột. Nhưng lưu ý khi ăn những loại rau này cần rửa sạch vì phần lớn rau quả trên đều được phun thuốc trừ sâu. Việc ngâm rửa rau sạch sẽ, sẽ loại trừ được khoảng 30% thuốc trừ sâu.

7 sai lầm khi ăn rau củ cần bỏ ngay kẻo vừa mất chất lại dễ bị ngộ độc

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Ăn rau để qua đêm

Nhiều người có thói quen ăn rau còn thừa sẽ cất tủ lạnh để dành cho bữa sau nhưng đây là thói quen không hề tốt, thậm chí có thể gây ung thư.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, do hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong và để lâu, vi khuẩn sẽ phân hủy, lượng nitrat tạo thành nitrite – chất gây ung thư. Khi đó, dù có đun nấu lại cũng không dễ dàng khử được. Vì vậy không nên ăn rau đã để qua đêm.

Hơn nữa, rau sau khi xào chín chỉ sau 15 phút cũng đã làm giảm 20% lượng vitamin C và sau 1 giờ sẽ là 50%. Do đó, rau nấu chín để càng lâu càng dễ mất dinh dưỡng nên tốt nhất chỉ nên nấu đủ lượng rau ăn mỗi bữa để tránh việc ăn lại đồ thừa.

Nấu rau quá kỹ

Một số người thích ăn rau sống trong khi một số người lại lo lắng rau có chứa hóa chất nên nấu rau thật kỹ. Khi chúng ta nấu rau quá nhừ, dưới sức nóng, các vitamin và muối khoáng trong sẽ bị phá hủy. Từ đó khiến món rau bị mất chất dinh dưỡng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng rau có nhiều vitamin rất nhạy cảm với nhiệt. Đặc biệt là vitamin c, rất dễ bị oxy hóa, khi tiếp xúc với nhiệt. Theo tính toán, nếu thời gian đun nấu rau quá dài, lượng vitamin C có trong rau có thể mất đi tới 60%.

Ngâm rau trong nước muối quá mặn và quá lâu

Không ít người vẫn nghĩ rằng ngâm rau trong nước muối càng mặn càng lâu thì càng tốt. Thực tế đây là suy nghĩ sai lầm vì cách làm này không diệt sạch hoàn toàn được giun sán hay hóa chất mà lại khiến mùi vị của rau có thể bị thay đổi. Ngoài ra, việc ngâm rau trong nước muối quá lâu (trên 10 phút) có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng.

Thái rau trước khi rửa

Nhiều chất dinh dưỡng và các chất có lợi trong rau quả có thể hòa tan trong nước. Do đó, nếu cắt rau trước khi rửa sẽ khiến các chất dinh dưỡng bị mất phần lớn trong nước. Tốt nhất bạn nên rửa sạch rau sau đó hãy cắt và nấu sẽ giữ lại được dinh dưỡng trong rau.

Chỉ rửa rau 3 lần nước

Rất nhiều người cho rằng rửa rau 3 lần nước là đủ sạch nhưng cách này chỉ đủ làm trôi chất bẩn còn hóa chất trong rau sẽ khó rửa trôi. Nếu rau không được rửa sạch tối đa thì những hóa chất độc hại vẫn còn lại trên rau có thể khiến bạn bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, hay thậm chí ngộ độc thực phẩm.

Hơn nữa, trong rau có thể chứa ký sinh trùng. Để loại bỏ các loại kí sinh này, bạn cần phải rửa rau dưới vòi nước và rửa kĩ từng cọng một.

Ăn rau để nguội

Không ít người có thói quen đợi rau nguội hẳn mới ăn hay có người còn cho thêm đá vào canh để ăn được mát hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến rau thêm mất chất.

Sau khi nấu, rau sẽ mất đi khoảng 15% lượng vitamin và các chất dinh dưỡng. Lượng dưỡng chất này sẽ mất dần theo thời gian khoảng 25% sau 30 phút và 75% sau 1 giờ. Khi nấu xong, rau dễ rơi vào vòng tấn công của vi khuẩn, mầm bệnh gây biến chất và ảnh hưởng đến sức khỏe… Bởi vậy, hãy ăn rau khi còn nóng và để tránh tình trạng dư thừa, bạn nên nấu vừa đủ.

Tags:
4.1 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.27302 sec| 809.258 kb