Kiểm tra kỹ tình trạng quần áo trước khi cho vào máy
Bạn cần giặt sạch quần áo trước khi được cho vào sấy.
Trước khi cho quần áo vào máy sấy, bạn phải đảm bảo rằng quần áo của mình đã được giặt sạch. Bạn cần kiểm tra xem quần áo có dính vết cặn xà phòng, vết kẹo cao su không để tránh tình trạng máy bị hỏng khi dùng và khiến quần áo bị khét, hư hỏng khi kẹo cao su bị đốt nóng trong thời gian dài.
Đối với những quần áo bị dính dầu mỡ, bạn cần vô cùng lưu ý vì nếu vết dầu mỡ vẫn còn trên vải thì chắc chắn số quần áo bạn đem sấy đó sẽ bị ám mùi cháy khét và máy sấy rất dễ phát nổ.
Quần áo của bạn khi cho vào máy sấy cũng phải thật ráo nước vì nếu còn nhiều nước, máy sẽ tốn thời gian sấy lâu hơn và dễ chập điện.
Cho vừa đủ quần áo đã được vắt ráo nước vào máy
Quần áo ướt sẽ làm tăng thời gian sấy lâu hơn, dẫn đến việc tốn nhiều điện năng hơn. Hãy đảm bảo rằng quần áo của bạn được giặt sạch và vắt trước khi cho vào máy sấy. Để giúp quần áo đỡ bị nhăn sau khi sấy, bạn nên rũ rời từng chiếc quần áo.
Tiếp đến, cho một lượng quần áo vào phù hợp với công suất của máy. Nếu bạn cho ít quần áo sẽ rất lãng phí điện năng và nếu quần áo quá nhiều không chỉ gây tốn năng lượng mà còn khiến quần áo bị nhăn và không thể khô theo ý muốn.
Quan tâm đến chất liệu của quần áo và chọn nhiệt độ sấy phù hợp
Máy sấy quần áo hiện nay có nhiều chương trình sấy giúp không làm hư hỏng quần áo. Thông thường, máy sẽ có 3 chương trình là sấy tự động dành cho các loại vải khác nhau; sấy quần áo có chất liệu vải tổng hợp; sấy quần áo vải mỏng. Bạn hãy lựa chọn chế độ sấy tùy thuộc vào chất liệu của quần áo.
Các loại vải khác nhau lại có 1 nhiệt độ sấy khác nhau. Chính vì vậy khi sấy bạn nên phân loại quần áo, các loại quần áo dày như quần jeans, khăn tắm, các loại vải dày nên được sấy riêng khác với các loại quần áo mỏng và đồ lót.
Sử dụng giấy thơm để ủ sấy quần áo là một sự lựa chọn thông minh
Trước khi sấy quần áo, bạn nên cho vào trong máy giấy thơm ủ sấy quần áo với số lượng 10-12 bộ quần áo/tờ. điều này sẽ giúp cho quần áo được mềm, thơm và giảm đi tĩnh điện bên trong quần áo. Đây cũng là cách hiệu quả để loại bỏ mùi hôi, mốc trên quần áo lâu ngày.