Theo đó, quản lý thị trường TP cho biết, mới đây, đường dây nóng 028.39322491 nhận được phản ánh từ người dân về việc một số cửa hàng BHX tại TP Thủ Đức tăng giá bán so với giá niêm yết, vì vậy đơn vị này đã tiến hành kiểm tra, làm việc với 75/641 cửa hàng BHX tại nhiều quận, huyện trên địa bàn TP
Cụ thể, chiều ngày 16/7, cửa hàng BHX tại các địa bàn quận 1, quận 3, quận 5, quận 7, quận 10, quận 11, quận Tân Bình, quận Tân Phú, quận Bình Tân, quận Phú Nhuận, TP Thủ Đức, huyện Bình Chánh đã bị kiểm tra. Tuy nhiên, nhân viên lại khẳng định bán đúng giá niêm yết với hóa đơn, dữ liệu lưu.
Đoàn công tác của Cục quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh kiểm tra giá bán tại cửa hàng BHX
Để chứng minh, các cửa hàng đã cung cấp thông tin hóa đơn chứng từ đầu vào của hàng hóa được lưu trữ tại Công ty cổ phần thương mại BHX (địa chỉ số 128 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TP Hồ Chí Minh), giá cả hàng hóa mỗi ngày được thông báo qua phần mềm quản lý nội bộ QR code, không sử dụng hệ thống máy tính kế toán tại các cửa hàng BHX.
Qua làm việc, các Đội quản lý thị trường kết luận các cửa hàng chấp hành quy định về niêm yết giá hàng hóa theo quy định và bán đúng giá niêm yết. Đảm báo số lượng và chất lượng hàng hóa, không kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Duy trì hoạt động theo đúng thời gian quy định, tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế. Đồng thời tuyên truyền quy định pháp luật về áp dụng biện pháp chống dịch, quy định pháp luật xử lý đối với hành vi đầu cơ hàng hóa, hành vi găm hàng.
Quản lý thị trường TP cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục giám sát, kiểm tra và mong người dân liên lạc đường dây nóng 028.39322491 nếu gặp tình trạng nâng giá, hoặc gom hàng siêu thị đem ra ngoái bán thu lời đến cơ quan quản lý thị trường.
TP Hồ Chí Minh thiếu 1.000 tấn rau củ, thực phẩm tươi sống mỗi ngày Theo Sở Công thương, mặc dù đã tăng quy mô, tăng kênh bán hàng từ siêu thị, cửa hàng tiện lợi đến bán hàng di động, bình ổn... thế nhưng nhu cầu của người dân TP đến nay vẫn còn thiếu khoảng 1.000 tấn rau củ quả, thực phẩm tươi sống các loại mỗi ngày. Hiện các cấp, các ngành của TP đã và đang nỗ lực bù đắp sự thiếu hụt này. Cụ thể, theo báo cáo của Sở Công thương TP, đến nay, để gỡ thế khó cho chuỗi phân phối hiện đại là siêu thị và cửa hàng tiện lợi, Sở đã phải huy động các công ty logistics, sàn thương mại điện tử, Viettel Post, VN Post, các chuỗi cửa hàng bán đồ mẹ và em bé, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp... để bán thêm rau củ và hàng đông lạnh cho người dân TP.
Cửa hàng CONCUNG nhiệt tình tham gia bán hàng giá bình ổn, hỗ trợ chính quyền TP Hồ Chí Minh trong những ngày thực hiện giãn cách Kế hoạch của Sở Công thương là có 1.000 điểm bán hàng lưu động phục vụ người dân, từ ngày 9/7 đến nay, mới triển khai hơn 150 điểm. Sắp tới, các công ty phân phối hàng trên mạng như Lazada, Sendo, Tiki cũng sẽ tham gia bán hàng thực phẩm online và giao hàng tận nơi cho người mua. Cùng với đó, TP thí điểm mở cửa hạn chế một số chợ truyền thống, với số người bán dưới 10 người; kiểm soát chặt người ra vào chợ… để tăng lượng hàng hóa ra thị trường. “Dự kiến, số lượng hàng hóa lương thực, thực phẩm thông qua các kênh phân phối này sẽ bù đắp đủ 1.000 tấn/ngày còn đang thiếu hụt tại TP Hồ Chí Minh”, Giám đốc Sở Công Thương TP Bùi Tá Hoàng Vũ khẳng định. Chung tay với ngành Công Thương, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh đã làm việc với nhiều địa phương xung quanh TP để phối hợp thông luồng cho các xe chở hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm cho TP Hồ Chí Minh. Chỉ đạo về công tác này, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh: “Các cấp, các ngành của TP cần nỗ lực hơn nữa việc bảo đảm cung ứng đủ nhu yếu phẩm cho người dân trong thời gian giãn cách. Ngành Công Thương đặc biệt lưu ý việc mở lại một số chợ truyền thống, bảo đảm an toàn phòng dịch tuyệt đối, với mục tiêu phục vụ người dân tốt hơn và an toàn hơn”. |