Miếng dán tránh thai "đổ bộ"...
Trên các diễn đàn mạng, thông tin về miếng dán tránh thai thu hút rất nhiều sự quan tâm, tò mò của các chị em. Câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất chính là liệu miếng dán tránh thai có thực sự an toàn và hiệu quả. Nếu chỉ cần dán vào da có thể ngừa thai thì quả là “kì diệu”. Chị em không còn phải đặt vòng hay sử dụng những dụng cụ ngừa thai như trước nữa. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được phổ biến rộng rãi nên cũng chưa thực sự biết được hiệu quả của nó. Cũng chưa có một chứng nhận nào về mức độ an toàn của phương pháp ngừa thai bằng miếng dán tránh thai.
Miếng dán tránh thai ngăn ngừa có thai bằng cách ngăn cản sự rụng rứng ở người phụ nữ. Nếu trứng không rụng, tinh trùng không thể thụ tinh thì không thể có thai. Miếng dán cũng làm chất nhầy cổ tử cung đặc lại, làm cho tinh trùng khó gặp trứng.
Là một miếng mỏng khoảng 4,5cm, màu be, miếng dán phân phối liên tục hai hormone tổng hợp là progestin (norelgestromin) và estrogen (ethinyl estradiol), tương tự với hormone được cơ thể sản sinh tự nhiên.
Dùng miếng dán tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt. Một ngày sau hết kinh, dán miếng dán vào da vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay và để nguyên trong 1 tuần. Vào ngày đó của tuần kế tiếp, bạn bóc miếng dán cũ ra và dán một miếng mới. Trong tuần thứ 4 không dán miếng dán mới và kinh nguyệt xảy ra. Tuần tiếp theo bạn lặp lại quy trình.
Lần đầu tiên dùng miếng dán bạn phải dùng thêm một biện pháp tránh thai khác trong 7 ngày để phòng ngừa mang thai. Nếu các miếng dán kế tiếp được dán và bỏ đúng lúc, không cần dùng thêm các phương pháp tránh thai khác.
Theo thông tin quảng cáo về sản phẩm trên một số diễn đàn: lamchame, webtretho… chúng tôi tìm đến một cửa hàng V.H trên phố Trần Duy Hưng, Hà Nội để tìm hiểu rõ hơn về miếng dán này. Đến cửa hàng, khi vừa nghe khách có nhu cầu mua miếng dán tránh thai, bà chủ tên H. đon đả tư vấn. Bà H. cho biết hiện tại cửa hàng của bà có 3 loại miếng dán tránh thai, loại hộp 3 miếng giá 200.000 đồng, loại hộp 5 miếng giá 250.000 đồng và hộp loại 10 miếng giá 245.000 đồng. Bà H. cũng quảng cáo thêm về miếng dán tránh thai: “Cái này vừa gọn nhẹ vừa dễ sử dụng, hiệu quả tuyệt đối an toàn như thuốc tránh thai, hơn nữa nó còn làm cho phụ nữ thêm tươi trẻ”.
Khi được hỏi vì sao một miếng dán nhỏ lại có tác dụng thần kì đến vậy bà H. cũng trả lời ngay: “Miếng dán này hình vuông, kích thước 4,5 cm, khi dán lên cơ thể nó sẽ thấm qua da, đi vào máu đến các nơi trên cơ thể để ngăn sự rụng trứng. Đồng thời miếng dán này cũng cũng sẽ tạo môi trường không thích hợp cho tinh trùng”.
Khi thấy chúng tôi còn băn khoăn bà H. khẳng định thêm miếng dán có hiệu quả ngừa thai 99% tương đương hiệu quả thuốc ngừa thai. Cách sử dụng miếng dán cũng rất thuận tiện chỉ cần dán lên da vào ngày đầu của chu kì kinh nguyệt và chỉ cần thay miếng dán mỗi tuần một lần. Miếng dán có độ dính cao nên người dùng có thể thoải mái tắm, bơi lội… mà không sợ bong miếng dán.
Lần đầu tiên dùng miếng dán bạn phải dùng thêm một biện pháp tránh thai khác trong 7 ngày để phòng ngừa mang thai. (ảnh minh họa) |
Miếng dán tránh thai có thể gây tai biến nguy hiểm
Theo cảnh báo của các chuyên gia bác sỹ, miếng dán tránh thai có thể gây kích ứng da tại chỗ dán, buồn nôn, nôn, đau bụng, căng ngực… Nguyên nhân là do miếng dán tránh thai có lượng estrogen cao hơn so với các loại thuốc ngừa thai khác.
Một nghiên cứu trên thế giới cho biết, nguy cơ huyết khối ở người dùng miếng dán ngừa thai tăng gấp 2 lần so với người dùng viên thuốc uống ngừa thai thông thường. Cơ quan Quản lý Thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo, dùng miếng dán ngừa thai làm tăng nguy cơ cục máu đông ở một số người. Trước đó, FDA cũng cảnh báo việc sử dụng miếng dán này hằng ngày làm tăng thêm 60% lượng estrogen so với dùng thuốc viên ngừa thai và đó là lý do tạo ra tai biến huyết khối.
Giải thích vì sao miếng dán tránh thai lại có nguy cơ cao hơn so với thuốc uống, bác sĩ Tiến Hòa - BV Phụ sản T.Ư - cho biết, do lượng estrogen trong miếng dán ngừa thai và viên thuốc tránh thai hằng ngày tương đương nhau nhưng khi uống thuốc, hormone được chuyển hóa trong ruột trước khi đi vào mạch máu, còn khi dùng miếng dán, hormone đi trực tiếp vào mạch máu. Vì vậy, đối với những phụ nữ bị bệnh mãn tính như bướu cổ, huyết áp cao, hoặc có khối u, tiểu đường, một số bệnh về tim mạch… không nên dùng miếng dán tránh thai vì có thể gây ra tai biến.
Theo cảnh báo, các triệu chứng có thể báo trước tình trạng huyết khối thường gặp là đau bắp chân, khó thở, đau tức ngực hay ho ra máu. Khi gặp các triệu chứng báo trước này, cần phải ngừng thuốc ngay và đi khám thầy thuốc..
Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, những người mắc bệnh huyết áp thấp, bệnh gan nặng, nghẽn mạch, phụ nữ trên 35 tuổi có hút thuốc không nên dùng miếng dán tránh thai. Nguyên nhân là do lượng estrogen trong miếng dán và thuốc tránh thai viên nén tương đương nhau, nhưng khi uống thuốc hormone được chuyển hóa trong ruột trước khi đưa vào máu, còn khi dán hormone đi trực tiếp vào máu. Vì vậy những ngước mắc bệnh huyết áp, tiểu đường, bệnh gan nặng hay nghẽn mạch không nên dùng miếng dán tránh thai vì có thể gây tai biến dẫn đến tử vong.
Trên các diễn đàn mạng, thông tin về miếng dán tránh thai thu hút rất nhiều sự quan tâm, tò mò của các chị em. Câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất chính là liệu miếng dán tránh thai có thực sự an toàn và hiệu quả. Nếu chỉ cần dán vào da có thể ngừa thai thì quả là “kì diệu”. Chị em không còn phải đặt vòng hay sử dụng những dụng cụ ngừa thai như trước nữa. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được phổ biến rộng rãi nên cũng chưa thực sự biết được hiệu quả của nó. Cũng chưa có một chứng nhận nào về mức độ an toàn của phương pháp ngừa thai bằng miếng dán tránh thai.