Khí ozone là loại khí không màu, có khả năng ô xy hóa cực mạnh các chất hữu cơ. Với tính năng đặc biệt này, khí ozone được ứng dụng vào trong cuộc sống như một chất khử trùng, có khả năng giết chết vi khuẩn, khử nấm và làm sạch các hóa chất độc hại bám trên bề mặt thực phẩm.
Theo Th.S - bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Đan Thanh, công nghệ ozone đã được đưa vào sử dụng trong công nghiệp thực phẩm từ hơn một thế kỷ nay. Năm 2001, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã chính thức chấp thuận việc sử dụng ozone như một chất kháng khuẩn trong việc xử lý, lưu trữ và chế biến thực phẩm dưới dạng phun hoặc dạng nước. Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng chấp thuận sử dụng ozone với các loại thực phẩm thịt, gia cầm, các sản phẩm tươi sống, các thực phẩm mới qua chế biến hoặc trước khi đóng gói.
Máy khử độc ozone làm sạch đa năng S01. |
Nắm được nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà sản xuất kinh doanh tung ra thị trường đủ loại thiết bị tạo ozone. Chỉ cần vài trăm nghìn đồng là bạn đã có thể sở hữu một chiếc máy sục rửa rau để loại trừ dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng.
Theo quảng cáo của nhà sản xuất, dùng máy sục rửa là có thể loại trừ gần như 100% thuốc trừ sâu có trong rau quả, kể cả nấm mốc, ký sinh, vi nấm...
Nhiều người chỉ nghe những quảng cáo này mà mua máy về để sử dụng, nhưng công dụng của máy như thế nào, thực chất có tốt như quảng cáo hay không thì chưa có gì kiểm nghiệm thực tế của các cơ quan chức năng.
Theo TS. Nguyễn Văn khải, nguyên cán bộ Viện nghiên cứu khoa học Việt Nam, các công ty quảng cáo “thổi phồng” công dụng của máy ozone lên quá nhiều, không đúng như sự thật.
TS. Khải cũng cho rằng, các máy rửa rau quả thường được thiết kế sử dụng các dòng khí xoay tròn làm cho các lá rau cọ vào nhau, các quả cọ vào nhau nên đất cát, bụi bẩn rụng được đi, nhưng các hoá chất rụng đi rất ít. Tùy từng loại hóa chất mà loại máy này có thể khử được. Có loại cho vào quay độc tố giảm đi, ngược lại, có loại độc tố có thể tăng lên.
Ông Khải cũng khuyến cáo, nếu người dùng thấy nhà sản xuất hướng dẫn, công bố các tiêu chuẩn, thông số, công dụng của các máy sai thì người tiêu dùng có thể khởi kiện, vì đó là quyền lợi của người tiêu dùng.
Nhiều bà nội trợ lo ngại thực phẩm khi sục khí ozone khử độc sẽ bị “khử” luôn các chất dinh dưỡng. Về vấn đề này, bác sĩ Thanh cho rằng, việc sử dụng công nghệ ozone được khuyến cáo phải thực hiện đúng kỹ thuật, trong đó đặc biệt chú ý đến việc điều chỉnh thời gian và nồng độ ozone tiếp xúc với thực phẩm.
Chưa ghi nhận những biến đổi lớn về chất lượng thực phẩm sau khi được xử lý với ozone, ngay cả khi thực phẩm tiếp xúc với nồng độ ozone cao vào thời gian kéo dài, cũng chỉ ghi nhận những biến đổi chủ yếu về mặt màu sắc và mùi vị của thực phẩm hơn là chất lượng của thực phẩm.
Riêng với thông tin máy sục ozone tạo ra khí ô xít nitơ (NO2) gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, ông Thường khẳng định, đối với những dòng máy kém chất lượng, không có bộ phận lọc khí và khử ẩm sẽ có khả năng sinh ra nhiều ô xít nitơ trong quá trình sử dụng. Đây là loại khí độc có thể gây nguy hại đến sức khỏe con người nếu tiếp xúc lâu ngày.
Tuy nhiên, không nên đánh đồng tất cả các sản phẩm máy tạo khí ozone đang có trên thị trường đều tạo ra loại khí này. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các công ty có uy tín, mà còn khiến người tiêu dùng mất đi cơ hội được sử dụng một thiết bị đảm bảo an toàn thực phẩm.
"Hiện máy tạo khí ozone làm sạch đa năng S01 do Viện Điện tử - Viện Khoa học - Công nghệ quân sự nghiên cứu và sản xuất đã được Viện Khoa học vật liệu kiểm nghiệm và có giấy chứng nhận chất lượng, đảm bảo trong quá trình sử dụng không sản sinh ra khí ô xít nitơ, rất an toàn cho người sử dụng", ông Thường khẳng định.
Cũng theo ông Thường, một chiếc máy tạo khí ozone đạt chuẩn cần phải hội đủ các điều kiện: công suất máy đúng chuẩn, tạo ra khí ô xy sạch, ô xy khô và loại bỏ được khí độc NO2. Vì vậy, người tiêu dùng nên mua máy tại các công ty uy tín, có chế độ bảo hành, sản phẩm minh bạch về nguồn gốc xuất xứ, có giấy kiểm định chất lượng của các cơ quan chức năng.