Thứ 4, 09/10/2024, 23:47 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cách bảo quản mực khô chuẩn nhất và xử lý mực khô bị mốc

Cách bảo quản mực khô chuẩn nhất và xử lý mực khô bị mốc
(Tieudung.vn) - Bài viết dưới đây sẽ bật mí một số mẹo bảo quản mực khô an toàn cũng như giúp bạn xử lý mực khô khi bị mốc hay bị khô cứng nhé!

Cách bảo quản mực một nắng

Cách bảo quản mực khô chuẩn nhất và xử lý mực khô bị mốc

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Mực một nắng là một loại khô mực được phơi chỉ với một nắng nên vẫn giữ được độ tươi ngon bên trong, khô ráo bên ngoài. Để bảo quản mực một nắng, bạn hãy cho mực vào túi nilon, buộc kín và cho mực vào ngăn đông tủ lạnh.

Bạn cũng có thể cho mực một nắng vào túi hút chân không, sau đó để trong ngăn đông để mực được bảo quản tốt hơn. Với cách này, mực một nắng có thể bảo quản được trong vòng 6 - 8 tháng.

Với mực khô, bạn cũng nên để khô mực trong túi đậy kín, bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh.

Cách bảo quản mực khô khi đem đi xa

Khi đi du lịch, nếu bạn muốn mua khô mực về làm quà cho gia đình hoặc cần vận chuyển mực khô đi xa thì bạn hãy đảm bảo nguyên tắc sau. Luôn giữ cho hơi lạnh của mực không thoát ra, tránh cho mực khô tiếp xúc với không khí.

Đầu tiên, bạn hãy lấy túi khô mực trong ngăn đông tủ lạnh ra. Nếu là khô mực mới mua, bạn cần giữ nguyên chúng trong túi hút chân không. Dùng giấy báo quấn 4 - 5 lớp xung quanh túi để giữ được hơi lạnh. Cho tất cả vào một túi nilon lớn rồi buộc kín, tránh ám mùi khô mực vào quần áo.

Cách xử lý mực khô khi bị hỏng

Ngoài cung cấp cho bạn cách bảo quản mực khô thì mình nghĩ rằng cách xử lý mực khô khi bị mốc hay bị cứng sẽ có nhiều bạn cần đến.

Mực khô bị mốc

Mực khô bị mốc là khi bạn thấy những đốm màu xanh và màu đen trên thân mực, mức độ nặng là bạn sẽ thấy nấm mốc trải đều toàn thân mực còn mức độ nhẹ thì chỉ thấy một đám nhỏ. Về mùi bạn sẽ ngửi thấy mùi hắc mà không còn thấy mùi thơm và tanh nhẹ của mực nữa, và nếu bạn ăn phải mực này sẽ có vị đắng nghét cực kỳ khó chịu.

Cách xử lý sai: Rửa sạch rồi đem phơi nắng sau đó sử dụng bình thường. 

Cách này hoàn toàn sai và có thể dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc cao nhé! Vì nấm mốc dù đã được rửa sạch nhưng chân nấm vẫn bám trên thân mực mà bạn khó có thể phát hiện. Dù bạn có phơi khô đun sôi thì vẫn không tiêu diệt được aflatoxin vì nó là độc tố khá bền vững, vẫn tồn tại ngay cả trong nhiệt độ cao.

Cách xử lý đúng: Dùng dao cạo, gọt đi những phần chấm đen rồi đem chế biến bình thường và phải chế biến ngay không để bảo quản nữa. Hoặc bạn ngâm mực với nước ấm khoảng 60 độ trong 15 – 20 phút hay dùng vải sạch tẩm dấm ăn lau sạch hết vết nấm rồi đem đi sấy khô rồi sử dụng tiếp.

Đây là cách xử lý khi nấm mốc nhẹ, đối với nấm mốc nặng quá như đám mốc màu xanh đen dày đặc khắp thân mực thì bạn bắt buộc phải vứt đi vì không thể sử dụng được nữa.

Mực khô bị cứng

Mực khô bị cứng là khi bạn dùng tay bẻ cong mực mà không được. Nguyên nhân có thể là do bạn để mực trong tủ mát quá lâu, hút hết độ ẩm trong mực khô.

Cách xử lý vô cùng đơn giản:

Trước khi chế biến để mực ngoài không khí khoảng 1 -1,5 tiếng đợi mực khô mềm ra rồi sơ chế như bình thường.

Bỏ mực trong túi kín rồi ngâm với nước khoảng 20 – 25 phút, tránh để mực tiếp xúc trực tiếp với nước sẽ làm mất đi chất bổ dưỡng.

Bỏ mực khô ra ngoài khoảng tầm 15 phút rồi dùng chày đập nhẹ cho tới khi mực mềm ra
 

Tags:
4.1 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.52669 sec| 824.883 kb