Thực phẩm dễ thành "chất độc"
Bạn cần chú ý bảo quản thực phẩm đúng cách. Nguồn ảnh: Internet
Các chuyên gia Viện Dinh dưỡng cảnh báo, trời nồm ẩm rất thuận lợi cho nấm mốc tấn công thực phẩm và đồ dùng sinh hoạt, gây nguy hại cho sức khỏe. Các hàng quán từ đồ tươi sống, thực phẩm chín, đồ khô... nhìn đâu cũng ướt át, mất vệ sinh trầm trọng đầy ruồi muỗi, vi khuẩn, nấm mốc "tấn công" khiến giảm giá trị dinh dưỡng, dẫn tới các bệnh về đường tiêu hoá, ngộ độc và nguy cơ ung thư cao, nhất là các thực phẩm hạt dễ nhiễm nấm mốc, sinh độc tố Alfatoxin gây ung thư.
PGS.TS Đinh Duy Kháng, Trưởng phòng Vi sinh vật phân tử (Viện Công nghệ Sinh học), nếu bảo quản kém, thực phẩm sẽ sinh ra các loại nấm như nấm xanh, nấm có mũ... đều chứa chất Aflatoxin - chất cực độc đối với sức khoẻ con người. Trong các loại lương thực thực phẩm như lạc, ngô, hạt sen... thì lạc chiếm tỷ lệ mốc và chứa chất độc này cao nhất.
Aflatoxin nguy hiểm vì gây hại chỉ với liều lượng rất nhỏ, 1kg thức ăn chỉ cần nhiễm 2 miligam (đủ dính đầu móng tay) cũng đã đủ làm hỏng gan. Aflatoxin là một độc tố, bền vững với nhiệt độ cao. Rang lạc, ngô bị mốc ở nhiệt độ rất cao nhưng độc tố vẫn không bị phá hủy hoàn toàn.
Thời tiết nồm ẩm còn khiến thực phẩm, đồ dùng bị mốc, mủn... Thớt gỗ, đũa ăn cơm 1 ngày không dùng là sờ vào thấy có nhớt. Thức ăn để qua đêm bên ngoài rất dễ sinh đốm mốc, chưa kể vi nấm, vi khuẩn phát triển ồ ạt mắt thường không nhìn thấy.
Nấm mốc phát triển trên rau củ quả, gạo đỗ, lạc... gây biến đổi màu sắc, mùi vị, giảm chất lượng, dinh dưỡng. Nấm mốc, vi khuẩn các loại nhanh chóng làm thối rữa hoa quả, rau, hạt ngũ cốc.
Theo TS Nguyễn Văn Hiếu - Bộ môn Ung thư Trường ĐH Y Hà Nội, nồm ẩm khiến dưa, cà muối dễ khú, hỏng, thường sinh ra các chất thuộc nhóm chất nitrite và nitrate - có yếu tố gây ung thư thực nghiệm trên động vật.
Các "sát thủ" ung thư tiềm ẩn cũng tìm thấy trong thịt cá được chế biến bằng chất bảo quản để chống ôi thiu trong những ngày nồm ẩm, các loại thực phẩm ướp muối, hay ngâm muối như cá muối - bị quy là liên quan đến sinh bệnh ung thư vòm mũi - họng.
Nhóm nguy cơ thứ hai là hạt ngũ cốc (gạo, hạt họ đậu, lạc...). Một lượng lớn lạc được tiêu thụ và tích trữ hằng ngày ở các quán nhậu rất dễ bị nấm mốc, phổ biến là nấm Aspergillus flavus tiết ra Aflatoxin - độc tố gây ngộ độc cấp tính, tích lũy trong cơ thể gây ung thư gan đang phổ biến ở Việt Nam. Chỉ cần hấp thụ 2,5mg Alfatoxin trong 3 tháng là gan có thể bị ung thư.
Rất nguy hiểm là lạc mốc được rang, hay luộc kỹ thì các bào tử mốc có thể bị tiêu diệt, riêng Alfatoxin vẫn nguyên là "sát thủ" ung thư bởi nó không bị phá huỷ hoàn toàn (ở nhiệt độ 150 độ C dù đun trong 30 phút).
Bảo quản thực phẩm khỏi nấm mốc
Treo chuối trên móc
Một số loại trái cây như chuối thải ra khí ethylene để tự chín. Đó là một trong những loại trái cây sẽ hỏng trong vòng một hoặc hai ngày. Vì bạn không thể ăn hết một mình cả chục quả chuối trong một ngày, nên tốt hơn là bạn nên dự trữ chúng. Nhưng bằng cách nào?
Theo các chuyên gia, gói chuối trong bao bì dẻo giúp giảm lượng ethylene thải ra. Bạn cũng có thể cất chúng trên móc để có nhiều không khí lưu thông. Cuối cùng, nó sẽ làm giảm lượng ethylene tập trung ở một khu vực mà bạn sẽ có nếu giữ chúng trong bát.
Lót ngăn kéo sắc nét bằng khăn
Độ ẩm tăng thêm trong tủ lạnh của bạn có thể khiến hầu hết các loại trái cây và rau quả mất đi độ giòn của chúng. Tương tự, không mất nhiều thời gian để lá rau diếp giòn bỗng trở nên mềm nhũn và sũng nước. Nhưng bạn có thể kéo dài thời hạn sử dụng của nó bằng cách lót ngăn kéo bằng giấy hoặc khăn vải bông có thể giặt được. Nó sẽ giúp hấp thụ độ ẩm dư thừa, do đó giữ cho sản phẩm của bạn tươi trong một thời gian dài.
Mẹo này cũng hiệu quả với các sản phẩm khác trong tủ lạnh của bạn. Nhưng hãy nhớ thay khăn hàng tuần vì khăn sẽ ẩm và tăng nguy cơ nấm mốc.
Hải sản khô (mực, cá, tôm)
Tốt nhất là sau khi mua về, nên phơi lại 2 - 3 nắng cho thật khô rồi hãy cất đi. Nếu không có nắng, cần bảo quản ngay thì cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy hoặc gói kín trong túi nilon, buộc kín miệng túi, rồi gói kín thêm 2 - 3 lớp giấy báo để hút ẩm, sau đó quấn thêm một lượt nilon nữa bên ngoài để ngăn mùi, tránh ẩm.
Sau khi đã bao bọc kín, có thể để hải sản khô trên ngăn đá tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh sẽ không bảo quản được dài ngày.
Gạo
Tránh để gạo trong bao, để góc kín trong nhà, bởi đây là nơi ẩm thấp, dễ khiến nấm mốc sản sinh hoặc côn trùng cắn. Tốt nhất nên cho gạo vào thùng có nắp đậy kín, để nơi khô ráo, thoáng mát.
Lạc, đỗ
Nên cho lạc, đỗ vào hộp, đậy nắp kín hoặc cho trong túi nilon, bọc nhiều lần túi nilon, buộc miệng túi kín để không khí không lọt vào bên trong. Để hộp/túi lạc, đỗ ở nơi khô ráo, thoáng mát.