Không nhồi nhét đồ vào tủ lạnh, tủ đông
Không nhồi nhét thực phẩm trong ngăn đông. Nguồn ảnh: Internet
Trong thời tiết nóng, các thiết bị điện tử phải làm việc vất vả hơn để giữ lạnh thực phẩm. Người nội trợ nên dành thời gian sắp xếp đồ ăn, thức uống trong tủ lạnh theo nhu cầu sử dụng, đồng thời không để thực phẩm chèn ép vào cạnh tủ, gây cản trở khí lạnh lưu thông.
Đồ ăn chín cần được hâm nóng trước khi ăn
Theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong thời tiết nóng, bạn không nên để thức ăn chín ở nhiệt độ phòng quá 2 tiếng. Nếu nhiệt độ trong ngày cao hơn 32 độ C, đồ ăn rất nhanh hỏng nếu để ở ngoài quá 1 tiếng.
Để đảm bảo an toàn, thức ăn chín bảo quản trong tủ lạnh cần được hâm nóng, đun sôi đến tối thiểu 75 độ C trước khi ăn. Ví dụ, độc tố botulinum bắt đầu biến tính và giảm độc sau 2 phút đun ở 100 độ C, đun đến 10 phút có thể bị biến mất hoàn toàn.
Bảo quản ngay khi mua về
Đồ ăn đông lạnh hoặc đồ ăn nóng sau khi mua về nên để nhanh chóng hộp bảo quản. Lưu ý không nên để thức ăn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh hợp lý
Tủ lạnh cũng có nguyên lý của nó và bạn cần hiểu rõ nguyên lý ấy để sử dụng vật dụng này một cách hiệu quả. Hiện nay, tủ lạnh thường gồm hai ngăn, ngăn đông có nhiệt độ âm và ngăn lạnh có nhiệt độ dương. Về mùa đông, nếu đặt ở số 1 (ít lạnh nhất) nhiệt độ trong ngăn lạnh sẽ khoảng từ 2 đến 5 độ C, nhiệt độ ngăn bảo quản rau quả khoảng từ 7 đến 10 độ C là phù hợp để bảo quản thức ăn ngắn hạn. Nhưng về mùa hè, muốn duy trì nhiệt độ này phải điều chỉnh lên số 4, số 5.
Để riêng thực phẩm sống và chín
Vi khuẩn trong thịt sống xâm nhập vào đồ ăn chín có thể gây ngộ độc. Hãy để thịt sống ở dưới cùng để nước thịt không dính vào đồ ăn khác. Không dùng chung thớt để thái đồ sống và đồ chín, nếu muốn dùng chung, hãy rửa thật sạch giữa các lần dùng. Rửa kĩ tay sau khi động vào thịt sống.