5 cách khử mùi tanh mùi mực
Chần mực với nước sôi
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Sau khi đã rửa sạch mực, bạn hãy bắc một nồi nước sôi. Chần mực với nước sôi rồi ngâm mực với nước đá lạnh. Cách này sẽ giúp loại bỏ bớt mùi tanh của mực và giúp mực giòn hơn.
Sử dụng chè khô hoặc trà xanh tươi để khử mùi tanh
Bạn có cũng có thể dùng chè khô ngâm trong nước lạnh rồi đun sôi lên hoặc nước trà xanh tươi. Khi nước sôi thả mực tươi vào chần sơ nhanh rồi vớt ra. Sau đó bạn nhớ rửa sạch mực với nhiều lần nước. Chần với nước trà sẽ giúp khử sạch mùi tanh rất hiệu quả. Ngâm và xả lại với nước lạnh sau chần có tác dụng giữ mực giữ được vị giòn sần sật khi chế biến các món ăn.
Dùng mẻ khử tanh siêu hiệu quả
Phần lớn các gia đình Việt Nam truyền thống đều nuôi mẻ và đã đến lúc chúng ta có thể sử dụng chúng rồi đấy! Bạn lấy 1 đến 2 thìa mẻ cho vào tô đựng mực. Đảo đều và chà sát mẻ lên khắp các bề mặt trong ngoài của thịt mực. Để như thế khoảng 5 phút.
Sau đó, nhớ dùng vòi nước sạch rửa hết phần mẻ còn lại trên bề mặt mực và để mực thật ráo trước khi chế biến, mùi tanh sẽ biến mất hoàn toàn.
Bộ ba hoàn hảo: Gừng, muối và rượu trắng
Một công thức khử mùi tanh của mực “bất bại” bằng những nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp của bạn. Chỉ với một củ gừng đập dập, 1 thìa muối và 1 thìa rượu trắng – hỗn hợp này mix lại chính là công thức vàng giúp khử mùi tanh của mực bạn phải thuộc lòng.
Chỉ cần chà xát mực với hỗn hợp trên thì lớp nhớt, mùi tanh trên mực sẽ biết mất gần như hoàn toàn. Không những thế, rượu trắng còn giúp món ăn tăng thêm hương vị gấp đôi, thới mực giòn ngon, trắng ngần.
Cách khử mùi tanh của mực bằng đường
Đường là một loại gia vị sẵn có trong nhà bếp, chỉ cần cho 1 thìa canh đường vào ướp mực trong vòng 5 – 7 phút, sau đó tiến hành chà xát thật kỹ lên toàn bộ bề mặt mực. Chú ý, hãy rửa và xả lại nhiều lần với nước sạch. Cách này không chỉ giúp bạn đánh bay mùi tanh tự nhiên của mực hiệu quả, mà còn giúp món mực khi xào lên giòn giòn sần sật, không bị dai, độ giòn nhiều hơn.
Cách chọn mực tươi ngon, thịt dai không bị bở
Nhìn màu mực
Mực tươi, thân có màu nâu sẫm thay vì nhạt. Phần thân màu trắng đục trở nên trắng đục như sữa. Đặc biệt là màu nâu và màu trắng có độ bóng.
Quan sát mắt mực
Quan sát mắt của con mực là một cách chọn mực rất hiệu quả. Mực tươi thường có mắt màu sáng, trong đến mức nhìn rõ cả con ngươi bên trong. Và mắt mực thường rất đục và không trong suốt nếu không phải là mực ngon.
Với mực tươi, mắt rất trong có thể nhìn rõ con ngươi trong mắt, còn mực không còn ngon thường mờ và đục.
Cảm nhận độ cứng của mực
Dùng ngón tay ấn vào thân mực. Mực tươi thường có thịt chắc và đàn hồi. Nói cách khác, nếu bạn ấn tay vào và thả ra, mực sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu. Nếu không phải là mực tươi, thịt thường hơi mềm, dính và không có độ đàn hồi đặc biệt nên nếu bạn buông tay ra, thân mực sẽ bị lõm rất lâu trước khi trở lại hình dạng ban đầu.
Mực tươi khi dùng tay nhấn vào, phần thịt cảm giác rất săn chắc, đàn hồi tốt. Tức là sau khi ấn tay vào và thả tay ra thì mực nhanh trở lại trạng thái ban đầu.
Nhìn râu mực
Lật ngược râu mực bạn sẽ thấy những xúc tu tròn bám vào râu mực. Nếu các xúc tu này đầy đặn và bám chắc vào các xúc tu là mực còn tươi. Nếu các xúc tu bị rơi ra, mực có thể có mùi vị không ngon. Râu mực thường mềm, đặc biệt nếu mực còn tươi râu chắc, còn nếu không thì mực đã để lâu.
Mực tươi có râu mực săn chắc, không bị nhão, dính chặt vào thân, Các xúc tu vẫn còn đầy đủ, dính với râu mực, nếu xúc tu rơi rớt ra ngoài thì đây chắc chắn là mực không ngon rồi.