Thứ 2, 20/05/2024, 01:53 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Căn cước gắn chíp, căn cước điện tử có bị theo dõi?

Căn cước gắn chíp, căn cước điện tử có bị theo dõi?
(Tieudung.vn) - Theo đại biểu Quốc hội, nhiều công dân phản ánh lo ngại căn cước gắn chíp, căn cước điện tử liệu liệu có bị theo dõi? Để công dân an tâm, đề nghị Bộ Công an giải thích làm rõ thông tin về vấn đề này.

Người dân không thể bị theo dõi qua thẻ căn cước

Ngày 25/10, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Căn cước, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) cho hay, nhiều công dân phản ánh lo ngại căn cước gắn chíp, căn cước điện tử liệu có bị theo dõi? Để công dân an tâm, đề nghị Bộ Công an giải thích làm rõ thông tin về vấn đề này.

Căn cước gắn chíp, căn cước điện tử có bị theo dõi?

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) cho hay, nhiều công dân phản ánh lo ngại căn cước gắn chíp, căn cước điện tử liệu có bị theo dõi?

Bày tỏ thống nhất với việc đổi tên là thẻ căn cước, tuy nhiên, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi trình, tránh trường hợp như trước đây cấp thẻ căn cước không gắn chíp sau 1 tháng lại áp dụng cấp thẻ căn cước gắn chíp gây ra tốn kém…

Về cấp giấy chứng nhận cho người gốc Việt chưa xác định được quốc tịch, đại biểu Phạm Văn Hòa bày tỏ tán thành với quy định này là cần thiết để bảo đảm quản lý. Đồng thời cho rằng, cần bảo lưu thẩm quyền cấp giấy chứng nhận căn cước và thẻ căn cước do Giám đốc Công an tỉnh cấp như quy định trước đây. Đại biểu cho rằng, nếu để cho Bộ Công an thực hiện cấp sẽ mất nhiều thời gian, tốn kém.

Cho ý kiến về những nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, bắt buộc có 7 thông tin chính như họ tên, năm sinh, quốc tịch, … Tuy nhiên, những trường hợp còn lại nên thể hiện là không bắt buộc, khuyến khích người dân cung cấp thêm ngoài những quy định bắt buộc để tích hợp vào thẻ căn cước.

Căn cước gắn chíp, căn cước điện tử có bị theo dõi?

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định, việc sử dụng thẻ căn cước điện tử có gắn chip hoặc QR code không theo dõi và không thể theo dõi được.

Liên quan đến vấn đề bảo mật, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định, việc sử dụng thẻ căn cước điện tử có gắn chip hoặc QR code không theo dõi và không thể theo dõi được. Bộ Công an và bất cứ cơ quan nào cũng không được và không thể theo dõi tình hình di chuyển của công dân.

“Chúng tôi có trách nhiệm đảm bảo an toàn, cho công dân, cho người sử dụng thẻ không bị theo dõi từ bất cứ tổ chức, cá nhân nào; bảo mật an ninh, an toàn dữ liệu của công dân đã được khai báo và tích hợp” -  Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định.

Căn cước gắn chíp, căn cước điện tử có bị theo dõi?

Đại biểu Lưu Bá Mạc (Đoàn tỉnh Lạng Sơn) đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bỏ quy định bắt buộc phải thu nhận thông tin sinh trắc học về mống mắt.

Băn khoăn thu thập thông tin sinh trắc học về mắt

Trao đổi tại phiên họp, đại biểu Lưu Bá Mạc (Đoàn tỉnh Lạng Sơn) đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bỏ quy định bắt buộc phải thu nhận thông tin sinh trắc học về mống mắt. Theo đại biểu, chỉ nên quy định việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt giống như AND và giọng nói (tại Điều 16 của dự thảo Luật).

Cụ thể, thông tin này người dân tự nguyện cung cấp hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt.

Do đó, đại biểu Lưu Bá Mạc đề nghị có thể bổ sung việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt vào điểm d khoản 1 Điều 16.

Căn cước gắn chíp, căn cước điện tử có bị theo dõi?

Đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn TP Hồ Chí Minh) - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, việc bắt buộc thu thập thông tin về mống mắt rất tốt cho công tác quản lý

Tranh luận lại về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn TP Hồ Chí Minh) - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội phân tích, trong sinh trắc học, các thông tin gồm có ảnh khuôn mặt, mống mắt, ADN… Về nhận dạng về khuôn mặt, thực tế hiện nay, vì nhu cầu làm đẹp, rất nhiều người chỉnh sửa, phẫu thuật thẩm mỹ nên gây khó khăn trong vấn đề nhận diện.

“Trong khi đó, mống mắt bao gồm toàn bộ thủy tinh thể, lòng đen của con người, không thể chỉnh sửa nên đây là thông tin cố định. Việc bắt buộc thu thập thông tin về mống mắt rất tốt cho công tác quản lý” - đại biểu Nguyễn Minh Đức nêu quan điểm.

Tags:
4.1 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.13749 sec| 777.813 kb