Theo Ban chỉ đạo cuộc vận động, trong 3 năm qua chương trình đã thực hiện được nhiều nhóm giải pháp như: kết nối kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng…
Hưởng ứng cuộc vận động này, các tổ chức đoàn thể, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đã tổ chức hàng loạt chuyên đề, sự kiện, rất phong phú và đa dạng.
Bà Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy, đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo Cuộc Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, cho biết: tính đến nay, hàng hóa Việt Nam chiếm tỷ lệ từ 65 – 95% tại hệ thống hơn 400 chợ, siêu thị và trung tâm thương mại. Hơn 10 ngàn điểm bán hàng bình ổn giá cũng đã được triển khai trong 3 năm trở lại đây.
Thách thức lớn nhất của hàng Việt Nam hiện nay là gặp phải sự xâm nhập và cạnh tranh rất lớn từ các nước trong khu vực, đặc biệt là từ Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia…
Thông tin từ bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, kể từ sau khi mua lại chuỗi siêu thị Metro, doanh nghiệp từ Thái Lan đang dần đẩy hàng Việt Nam ra khỏi kệ và công khai thể hiện việc ưu tiên đặc biệt cho hàng hóa nhập khẩu của họ.
Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi
() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn