Thứ 7, 05/10/2024, 14:08 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Xu hướng Hàng nhãn riêng là không thể cưỡng lại

Xu hướng Hàng nhãn riêng là không thể cưỡng lại
(Tieudung.vn) - Các nhà bán lẻ đang đưa vào hệ thống phân phối các sản phẩm mang thương hiệu của họ, được gia công tại các nhà sản xuất (hàng nhãn riêng). Đây là xu hướng không thể cưỡng lại nên nhà sản xuất cần có tính toán và bước đi phù hợp

khu vực hàng nhãn riêng nhập khẩu của một siêu thị tại quận 7, TPHCM. Ảnh: Minh Tâm
Khu vực hàng nhãn riêng nhập khẩu của một siêu thị tại quận 7, TPHCM. Ảnh: Minh Tâm

Theo ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Thương mại của Công ty nghiên cứu Kantar Worldpanel Việt Nam, nghiên cứu của công ty này cho thấy thị phần của hàng nhãn riêng thuộc các hệ thống siêu thị tại Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 0,6%. Đây là con số rất nhỏ so với nhiều nước châu Âu, chẳng hạn như Pháp tới 50% và các nhà bán lẻ nắm vai trò chi phối, các nhà sản xuất chỉ đi theo phục vụ.

Tuy nhiên, nếu so với tình hình chung của châu Á thì không quá khác biệt. Mức bình quân của châu Á chỉ khoảng 1,2%. Trong đó có những nước đạt tỷ lệ cao như Hàn Quốc (2,7%), Malaysia (2,2% - chỉ tính khu vực thành thị). Thậm chí có khá nhiều nước, tỷ lệ hàng nhãn riêng còn rất thấp, ví dụ như Philippines, Indonesia, Trung Quốc (đều ở mức 0,2% - chỉ tính thành thị).

Việc tỷ lệ hàng nhãn riêng của siêu thị còn thấp tại Việt Nam, theo ông Hoàng, cũng khá dễ hiểu bởi kênh phân phối hiện đại cũng chỉ mới chiếm gần 13%.

Tỷ lệ thấp nhưng nghiên cứu của Kantar Worldpanel cũng ghi nhận, có 38% người Việt Nam đã mua hàng nhãn riêng vì tin tưởng nhà bán lẻ. Các sản phẩm hàng nhãn riêng được người chọn mua là chất tẩy rửa, giấy vệ sinh… Các sản phẩm đóng gói ít được chọn hơn và những sản phẩm như sữa, nước giải khát lại càng ít…

Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ thì còn thấy, hàng nhãn riêng có xu hướng giảm (khi so sánh số liệu của nhiều giai đoạn) dù rằng sản phẩm của các nhà bán lẻ có rất nhiều lợi thế về vị trí trưng bày, quầy kệ hay giá.

Với tất cả những bối cảnh này, rõ ràng nhà sản xuất đang đứng trước những cơ hội và cả những thách thức không nhỏ. Đây là xu hướng chung mà các nhà bán lẻ toàn thế giới đã làm nên chắc chắn sẽ được các nhà bán lẻ tại Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, khai thác, gia tăng thị phần. Việc của các nhà sản xuất là vừa “sống chung với hàng nhãn riêng”, vừa phát triển nhãn sản phẩm của riêng mình trong bối cảnh sẽ bị cạnh tranh không ít.

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, hiện cũng đã có một số nhà bán lẻ không chỉ bán hàng nhãn riêng hợp tác với các nhà sản xuất trong nước mà còn bán cả hàng nhãn riêng (tự làm hoặc hợp tác với nhà sản xuất) nhập khẩu từ nước ngoài. 

Ông Cao Tiến Vị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn , hàng nhãn riêng đã là xu hướng của thế giới nên các nhà sản xuất không thể cưỡng lại. Cách tư duy của Giấy Sài Gòn là chấp nhận gia công hàng nhãn riêng cho các hệ thống siêu thị. Đây là cách để khai thác hiệu quả dây chuyền, thiết bị, nguồn nhân lực…, có thêm doanh thu.

Tuy nhiên, để sản phẩm của mình vẫn có mặt trên quầy kệ của các nhà bán lẻ đó thì phải đầu tư mạnh vào bao bì để thu hút (điều mà hàng nhãn riêng có thể bị hạn chế hơn vì yếu tố giá thành phải luôn thấp để hấp dẫn khách hàng); phải liên tục sáng tạo ra sản phẩm mới trên cơ sở vững vàng khâu nghiên cứu và phát triển (R&D)…

Đây cũng là cách suy nghĩ, cách làm của hàng loạt nhà sản xuất khác, như Vinamit, Sài Gòn Food, VinaCacao hay Lix (bột giặt, hóa phẩm)…

Ở phía ngược lại, theo đại diện một số nhà bán lẻ, họ thích chọn các nhà sản xuất vừa và nhỏ để làm hàng nhãn riêng như một cách để ưu tiên đối tượng này. Qua quá trình này, các nhà sản xuất sẽ học hỏi được không ít các , từ ý thích của người tiêu dùng, quy trình ra một sản phẩm cho đến cách thiết kế bao bì, nhãn mác…

Bên cạnh đó, một số nhà bán lẻ nước ngoài cũng đã chọn các sản phẩm hàng nhãn riêng gia công tại các nhà sản xuất địa phương để xuất khẩu ra nước ngoài, vào các hệ thống bán lẻ của họ tại các quốc gia mà họ có mặt. Ví dụ như Lotte Mart, MM Mega Market.

Có sản phẩm mới, phải đưa vào kênh siêu thị

Theo ông Nguyễn Huy Hoàng, các nhà sản xuất cần nhớ một chi tiết là khi có sản phẩm mới, hãy đưa vào kênh siêu thị. 

Bởi lẽ, người tiêu dùng luôn có suy nghĩ và tin rằng, đây là kênh tốt nhất để tìm sản phẩm mới và có thể chọn được các sản phẩm đa dạng; tìm những chương trình khuyến mãi.

Bên cạnh đó, ông Hoàng cũng cho rằng, các nhà sản xuát dẫn đầu thị trường thì phải làm việc chung với nhà bán lẻ để phát triển thương hiệu của ngành hàng; xây dựng mối quan hệ chiến lược để cùng chiến thắng mà trong đó, giá và khuyến mãi là hai yếu tố vô cùng quan trọng để hai bên cùng thắng.

Tags:
TBKTSG
4.1 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Chứng khoán tuần 30/9-4/10: Áp lực bán xuất hiện diện rộng, VN-Index đánh mất sắc xanh
(Tieudung.vn) Trong tuần giao dịch vừa qua, VN-Index đã trải qua đợt điều chỉnh mạnh sau khi chạm ngưỡng...
 
Giá ngoại tệ ngày 5/10/2024: USD tăng mạnh, chạm mốc 102,5 điểm
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày /10/2024: Đồng USD vừa đạt mức cao nhất trong 7 tuần trong phiên giao...
 
Giá vàng ngày 5/10/2024: Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng phi mã
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 5/10/2024: vàng nhẫn tiếp tục tạo đỉnh mới 83,6 triệu đồng. Trong khi đó, vàng...

Giá - Sản phẩm

Ấn tượng với Redmi Note 14 Pro vừa ra mắt
(Tieudung.vn) Sau khi ra mắt tại thị trường Trung Quốc với camera chính 50MP, Xiaomi đã giới thiệu Redmi...
 
Giá heo hơi ngày 5/10/2024: Ổn định tại cả ba miền
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 5/10/2024 giá heo hơi đang kéo dài xu hướng đi ngang tại cả ba...
 
Giá nông sản ngày 5/10/2024: Cà phê và hồ tiêu cùng giảm sâu
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 5/10/2024, cà phê tiếp tục giảm sâu tới 2.500 đồng/kg nằm trong khoảng 113.800...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.36443 sec| 855.586 kb