Thứ 6, 04/04/2025, 16:55 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Thoái thác trả tiền, Eximbank khuyên khách bình tĩnh hợp tác chờ đợi

Thoái thác trả tiền, Eximbank khuyên khách bình tĩnh hợp tác chờ đợi
(Tieudung.vn) - Nhiều vụ thụt két của nhân viên và quản lý ngân hàng Eximbank gần đây, gây thiệt hại lớn cho người gửi tiền, nhưng Eximbank yêu cầu phải chờ phán quyết của tòa án

Liên quan đến vụ nhân viên ngân quỹ Phòng giao dịch Eximbank Đô Lương có hành vi giả mạo chữ ký khách hàng để chiếm đoạt 50 tỷ đồng, mới đây, 1 trong 6 người bị mất tiền là ông Nguyễn Tiến Nam (Đô Lương, Nghệ An) đã làm đơn đề nghị trả tiền khẩn cấp gửi đến Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Eximbank.

Theo đó, ông Nguyễn Tiến Nam cho biết, sau khi ông ủy quyền cho các vào Hội sở chính của Eximbank làm việc với Ban giám đốc để yêu cầu trả lại số tiền 28 tỷ đồng trong 13 sổ tiết kiệm, đến ngày 20/3/2018, đại diện ngân hàng Eximbank đã đề nghị tạm ứng số tiền 1,55 tỷ đồng cho ông Nam, nhưng ông không đồng ý.

Sau khi nhận đơn đề nghị trả tiền khẩn cấp của khách hàng, Tổng giám đốc Ngân hàng Eximbank khuyên khách hàng nên bình tĩnh, hợp tác chờ phán quyết của tòa; không nên xâm phạm quyền, lợi ích của ngân hàng này. Eximbank cho rằng không thể tự ý giải quyết các vấn đề có liên quan đến vụ án theo ý chí riêng của mình khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật của toà án...

Phía ông Nam lại cho rằng, cơ quan điều tra đã ban hành kết luận điều tra, Viện kiểm sát nhân dân Nghệ An đã ban hành bản cáo trạng, lẽ ra Eximbank phải trả lại ngay toàn bộ số tiền gốc và lãi trong sổ tiết kiệm cho khách hàng để giữ hình ảnh, uy tín trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, thể hiện sự quan tâm đối với khách hàng.

"Ngược lại Eximbank lại bảo tôi phải chờ phán quyết của toà án, số tiền gửi của tôi là hơn 28 tỷ chưa kể tiền lãi suất, nhưng phía ngân hàng đưa ra thương lượng cho tôi tạm ứng 1,55 tỷ đồng, đó là sự xúc phạm của Eximbank đối với bản thân tôi", ông Nam nhận định.

Ông Nam lập luận, về toà án sẽ tuyên phạt các bao nhiêu năm tù, về dân sự toà án sẽ tuyên bị cáo cáo phải bồi thường cho Eximbank bao nhiêu tiền. Do vậy, khách hàng như ông không có lý do gì, không có quy định nào bắt buộc phải chờ phán quyết của toà án rồi mới được phép đưa sổ tiết kiệm đến Eximbank để rút tiền.

Ngày 23/3/2018, Tổng giám đốc Ngân hàng Eximbank Lê Văn Quyết cho biết, mặc dù cơ quan điều tra đã ban hành kết luận điều tra, Viện kiểm sát nhân dân Nghệ An đã ban hành bản cáo trạng nhưng đến nay vẫn chưa có bất kỳ bản án có hiệu lực pháp luật nào được ban hành. Vì thế, yêu cầu thanh toán ngay lập tức 28 tỷ đồng của ông Nam, Eximbank chưa thể thực hiện được.

"Với tư cách là một đương sự trong vụ án, Eximbank có nghĩa vụ tôn trọng tòa án, tôn trọng pháp luật, do đó Eximbank không thể tự ý giải quyết các vấn đề có liên quan đến vụ án theo ý chí riêng của mình khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật của toà án", ông Lê Văn Quyết nhấn mạnh.

Nhìn nhận về tình huống này, chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Ngân hàng Eximbank kiện nhân viên của mình ra tòa vì gây thiệt hại cho ngân hàng là vấn đề của Eximbank. "Khách hàng gửi tiền cho ngân hàng, ngân hàng làm mất tiền của họ thì ngân hàng phải đền càng sớm càng tốt", ông Hiếu nói.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, theo thông lệ quốc tế, nếu ngân hàng có trách nhiệm trong vấn đề làm mất tiền của khách thì phải bồi thường cho khách hàng trong vòng 72 tiếng. Sau đó, ngân hàng có thể điều tra, đòi lại tiền, đấy là trách nhiệm của ngân hàng.

Mới đây, cũng trong vụ nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Eximbank TP Hồ Chí Minh có hành vi lừa đảo, rút tiền hàng trăm tỉ đồng mà khách hàng Chu Thị Bình gửi tại Eximbank, đã bỏ trốn thì phía ngân hàng này cũng đề nghị hoàn trả tạm ứng cho bà Chu Thị Bình 14,8 tỉ đồng. Số tiền còn lại sẽ trả sau khi tòa án có phán quyết ngân hàng là bên bị thiệt hại. 

Điều nay là không đúng vì về nguyên tắc thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng. Khi khách hàng giao dịch với cán bộ ngân hàng được giao thực hiện nhiệm vụ tức là giao dịch với ngân hàng. Sai trái của cán bộ ngân hàng cũng chính là của ngân hàng. Mối quan hệ nhân quả của việc mất tiền là do thủ phạm chính thuộc ngân hàng, kết hợp với sai phạm của nội bộ ngân hàng, không phải của người ngoài nên ngân hàng buộc phải chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên, thực tế những vụ việc tương tự gần đây cho thấy các ngân hàng thường có xu hướng đẩy trách nhiệm cho cá nhân. Điều này tạo ra nguy cơ rủi ro thiệt hại rất lớn cho khách hàng.

Theo quy định tại điều 464 về “Quyền sở hữu đối với tài sản vay” trong bộ luật Dân sự năm 2015, tiền khách hàng đã gửi vào NH là thuộc sở hữu của NH, khách hàng chỉ là người liên lụy. Tiền bị chiếm đoạt ở đây là tiền của NH, chứ không phải khách hàng.

 

Tags:
4.7 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan
(Tieudung.vn) Tốc độ tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) bình quân đã được Quốc hội điều chỉnh khoảng...
 
Giá ngoại tệ ngày 4/4/2025: Giá USD ngân hàng tăng mạnh, vượt mốc 26.000 đồng/USD
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 4/4/2025, giá USD tại ngân hàng tăng mạnh vượt mốc 26.000 đồng/USD trước việc...
 
Giá vàng ngày 4/4/2025: Sau khi tăng mạnh đã
(Tieudung.vn) Giá vàng 4/4/2025, vàng trong nước và thế giới chấm dứt đà tăng mạnh. Giá vàng đã thu...

Giá - Sản phẩm

Giá heo hơi ngày 4/4/2025: Miền Bắc và Trung tăng nhẹ
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 4/4/2025, tăng giá tại nhiều tỉnh phía Bắc và Trung. Trong khi đó, miền...
 
Giá nông sản ngày 4/4/2025: Cà phê và hồ tiêu ổn định ở mức cao
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 4/4/2025, cà phê tiếp tục ổn định ở mức cao và giữ đà tăng...
 
Giá xăng tiếp tục tăng, RON 95 lên sát 21.000 đồng/lít
(Tieudung.vn) Giá các loại xăng dầu trong nước sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương Tài chính...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.05860 sec| 844.914 kb